Trao kỉ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn
Sáng ngày 19.7, Công đoàn Viên chức tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024.
6 tháng đầu năm 2024, Công đoàn Viên chức tỉnh và các CĐCS trực thuộc đã tham mưu với chính quyền thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CBCCVCLĐ.
Từ nguồn kinh phí của công đoàn, của chính quyền và vận động hỗ trợ, các CĐCS phối hợp tặng 3.662 phần quà cho đoàn viên với số tiền 2,05 tỉ đồng.
Tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng trao tặng kỉ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn.
Vận động đoàn viên, CBCCVCLĐ đóng góp Quỹ Vì Người nghèo năm 2024 với số tiền trên 415 triệu đồng. Các CĐCS tham gia cùng chính quyền duy trì trợ cấp ngoài lương hàng tháng từ nguồn quỹ phúc lợi và nguồn kinh phí tiết kiệm của cơ quan, đơn vị; duy trì tổ góp vốn xoay vòng,..
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng đề nghị Công đoàn Viên chức tỉnh và các CĐCS trực thuộc tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, CBCCVCLĐ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên. Đặc biệt tham gia tốt các phong trào như Tham mưu giỏi, phục vụ tốt và cuộc vận động Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực.
Lãnh đạo Công đoàn viên chức tỉnh Sóc Trăng trao tặng bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Dịp này, có 2 đoàn viên Công đoàn được nhận kỉ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn, 1 tập thể và 1 cá nhân nhận Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2023.
PHƯƠNG ANH
Đoàn viên hào hứng tham gia giải bóng chuyền hơi nữ
Ngày 5.3, Liên đoàn Lao động huyện và Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Truyền thanh huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) tổ chức khai mạc giải bóng chuyền hơi nữ.
Giải đấu thu hút sự tham gia của hơn 300 vận động viên là nữ cán bộ, đoàn viên, viên chức, người lao động đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Đoàn viên, người lao động hào hứng tham gia sôi nổi giải bóng chuyền hơi nữ. Ảnh: Quang Thuận
Theo đại diện LĐLĐ huyện Mỹ Tú, việc tổ chức giải bóng chuyền hơi nữ là hoạt động thiết thực, ý nghĩa, nhằm lập thành tích chào mừng Kỷ niệm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3). Giải đấu cũng là một phần trong kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và đẩy mạnh phong trào Thể dục Thể thao trong công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện.
Lãnh đạo LĐLĐ huyện Mỹ Tú trao giải cho đội vô địch. Ảnh: Quang Thuận
Đây cũng là dịp để các đơn vị giao lưu, học hỏi, nâng cao sức khỏe, góp phần tạo động lực thúc đẩy tinh thần hăng say trong công tác, lao động sản xuất, cùng nhau tiến bộ.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Đoàn viên Khmer ở Sóc Trăng được hỗ trợ Mái ấm Công đoàn | 28/08/2024 |
Tiếp bước cho 100 em học sinh đến trường | 28/08/2024 |
Phát triển trên 2.500 đoàn viên công đoàn | 27/08/2024 |
Thành lập Nghiệp đoàn xe ôm phòng, chống tội phạm tại huyện Thạnh Trị | 27/08/2024 |
Cụm thi đua số 2 Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng | 20/08/2024 |

Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm
Cắt giảm chi phí để lo cho công nhân
Doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Trong giai đoạn này, nhiều DN đã liên kết hợp tác với nông dân. Đó là giải pháp giúp DN cắt giảm các khoản chi phí trung gian từ các lái tôm thông qua thu mua nguyên liệu trực tiếp.
Theo các DN xuất khẩu, việc liên kết sản xuất với nông dân sẽ giúp DN tiết kiệm khoảng 20% chi phí không đáng có và xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Các DN tập trung phát triển hệ thống thương mại điện tử gắn với kết nối hệ thống bán hàng qua mạng, vì người dân các nước nhập khẩu không tổ chức hợp chợ mà mua hàng online.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản và người lao động chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Nhật Hồ
Ngoài ra, với nhu cầu chế biến các món ăn nhanh, việc tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng theo kiểu “thức ăn nhanh” cũng là chiến lược mà các DN xuất khẩu cần nhắm đến. Mặt khác, ngoài thị trường xuất khẩu, chế biến thủy sản cần quan tâm đến sức mua của thị trường nội địa vốn bị các doanh nghiệp xuất khẩu “bỏ ngỏ” lâu nay.
Một điều đáng ghi nhận, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các DN của tỉnh đã không đẩy khó khăn này cho người lao động (NLĐ). Đó là việc không cắt giảm công nhân, một số DN còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NLĐ và nông dân.
Từ khi phát sinh dịch bệnh đến nay, tuy hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai) vẫn cam kết thu mua tôm của người nông dân theo giá thị trường và cao hơn các DN khác khoảng 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Diệu - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long - cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn chung, DN cần chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm. Có vậy mới giúp nông dân gắn bó với mình và tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, đồng thời vẫn duy trì lượng lao động hiện có”.
Tập đoàn Việt - Úc đang có chính sách giảm giá tôm giống tối đa cho hộ nuôi tôm, giúp họ giảm bớt các khoản chi phí phát sinh để an tâm đầu tư và duy trì sản xuất…
Hỗ trợ cho người lao động
Cùng với các DN, hiện các ngành và địa phương cũng tập trung thực hiện tốt những giải pháp để hỗ trợ NLĐ, nhất là các lao động bị cắt giảm phải trở về từ các khu công nghiệp (KCN) ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…
Bà Võ Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân - cho biết: “Qua khảo sát trên địa bàn huyện, có khoảng 400 lao động nữ trở về từ các KCN do ảnh hưởng dịch COVID-19. Vì vậy, để giải quyết việc làm và thu nhập cho chị em, hội đã liên kết với các hợp tác xã đan lát nhận dạy nghề và giải quyết việc làm. Bước đầu đã tạo được thu nhập và hội sẽ nhân rộng mô hình này”.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chủ động tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6.2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của DN và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6.2020, dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị thì BHXH tỉnh kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12.2020.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/chia-se-kho-khan-voi-nguoi-lao-dong-bi-cat-giam-796892.ldo
NHẬT HỒ (BÁO LAO ĐỘNG)