Trao nhà ở cho đoàn viên ở huyện cù lao sông Hậu
Ngày 23.7, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ bàn giao nhà cho đoàn viên Hồng Thị Chi - CĐCS Trường Mầm non Rạng Đông, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng).
Cô Chi hiện là giáo viên, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng; chồng làm thuê thu nhập bấp bênh; gia đình có 2 con nhỏ đang học Tiểu học và THCS.
Đại diện LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng trao nhà cho đoàn viên Hồng Thị Chi.
Trước đây gia đình chị Chi sinh sống trong ngôi nhà lá đã xuống cấp. Được LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ Vì người nghèo tỉnh Sóc Trăng, chị Chi xây được ngôi nhà mới khang khang, giúp gia đình yên tâm sinh sống, làm việc.
Được biết trong năm 2024, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng được Ban vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh phân bổ 400 triệu đồng để hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết cho 8 đoàn viên khó khăn về nhà ở. Mỗi căn trị giá 50 triệu đồng.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Trao 2 Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở | 18/07/2024 |
Nhiều mô hình hùn vốn hiệu quả cho đoàn viên tham gia | 18/07/2024 |
Mô hình Tổ xe ôm phòng chống tội phạm | 15/07/2024 |
Thành lập thêm một CĐCS trong Tháng cao điểm | 15/07/2024 |
Chủ tịch Công đoàn cơ sở gương mẫu | 12/07/2024 |
Gần 70 đoàn viên nghiệp đoàn xe Honda chở khách được trang bị kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm.
Tham dự buổi tuyên truyền có đồng chí Huỳnh Văn Cương - Trưởng ban Tuyên giáo-Nữ công LĐLĐ tỉnh; đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn – Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh; đồng chí Hồ Trung Đoàn – Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Long Phú; Thượng úy Ngô Hoàng Di - Cán bộ Đội điều tra Công an huyện Long Phú.
Quang cảnh hội nghị tuyên truyền
Tại buổi tuyên truyền, đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn - Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh đã chuyển tải những kiến thức cơ bản về trật tự an toàn giao thông, phổ biến một số luật giao thông đường bộ, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, thông qua các số liệu chứng minh về các yếu tố gây tai nạn giao thông, mất trật tự an toàn giao thông; video, hình ảnh các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cả nước; các quy định và mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Đồng chí Tuấn cũng tuyên truyền đến cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động về nâng cao ý thức về trật tự an toàn giao thông như: Phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe mô tô, không uống rượu bia khi tham gia giao thông... Đồng thời, tại hội nghị, đoàn viên công đoàn còn được tuyên truyền về phòng chống tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản, mua bán người, tín dụng đen và một số tội phạm tệ nạn xã hội thường xảy ra trên địa bàn huyện Long Phú hiện nay.
Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Long Phú - Hồ Trung Đoàn cho biết: Thông qua buổi tuyên truyền giúp cho cán bộ, đoàn viên nắm vững các quy định về an toàn giao thông, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong cộng đồng, nhất là đoàn viên nghiệp đoàn xe Honda chở khách. Bên cạnh đó, đoàn viên còn được trang bị các kiến thức pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác, tham gia phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phong trào nhân dân bảo vệ ANTQ ở địa phương, ý thức chấp hành pháp luật cho đối tượng khu vực ngoài nhà nước.
THU NGUYỆT
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Đa dạng hóa mô hình chăm lo sức khỏe cho lao động nữ | 21/10/2024 |
Nhiều hoạt động chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động | 21/10/2024 |
Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức thi đấu vòng chung kết Giải bóng chuyền hơi nữ | 21/10/2024 |
Sinh hoạt chuyên đề Bình đẳng giới cho nữ cán bộ Công đoàn | 23/10/2024 |
Phổ biến pháp luật về giao thông cho đoàn viên Nghiệp đoàn | 21/10/2024 |

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5-2020 người lao động nên biết
Doanh nghiệp đưa người lao động đi nước ngoài phải có vốn pháp định 5 tỉ đồng
Có hiệu lực từ ngày 20-5-2020, Nghị định 38/2020/NĐ-CP ban hành ngày ngày 3-4-2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó nêu rõ điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cụ thể, doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp dịch vụ) là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty CP và công ty hợp danh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đáp ứng các điều kiện sau đây về vốn: Vốn pháp định không thấp hơn 5 tỷ Việt Nam đồng; có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
Theo Nghị định, DN dịch vụ phải có Đề án hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Nội dung của Đề án hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động, được thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2020 đến khi Luật NLĐViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Theo đó, NLĐ trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động. Mức tiền ký quỹ là 100 triệu đồng.
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước, NLĐ thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn nơi NLĐ đăng ký thường trú. Thời hạn ký quỹ là 5 năm 6 tháng.
Cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài hành nghề massage
Nghị định 38/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định “Chi tiết thi hành một số điều của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20-5.
Theo đó, lao động Việt Nam không được ra nước ngoài làm nghề massage tại các nhà hàng, khách sạn trung tâm giải trí...; công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu, kim loại độc hại.
NLĐ cũng không được xuất ngoại làm các công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ; công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại; công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng biển); công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Nghị dịnh cũng nêu rõ: Nghiêm cấm NLĐ đi việc ở nước ngoài tại khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực đang bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Nguồn: https://nld.com.vn/chinh-sach/chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-5-2020-nguoi-lao-dong-nen-biet-20200507082508259.htm
A.Chi