Sóc Trăng có 135 doanh nghiệp thực hiện bữa ăn ca cho người lao động
Theo đó, 135 doanh nghiệp hỗ trợ bữa ăn cho người lao động từ 18.000 đồng/suất trở lên với nhiều hình thức khác nhau (nấu ăn tại doanh nghiệp, thuê nhà cung cấp bữa ăn ca, phát tiền, hỗ trợ bữa ăn ca qua kỳ lương…).
Theo bà Thái Lệ Quân - Chủ tịch CĐCS Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tuntex Sóc Trăng - mỗi suất ăn ca hằng ngày của NLĐ tại công ty là 22.000 đồng. Công ty có thêm 2 suất ăn tăng cường/tháng, trị giá là 32.000 đồng/suất (trong đó có một suất ăn do đơn vị cung cấp thức ăn hỗ trợ). Đối với bữa ăn này thì khẩu phần ăn có thêm cánh gà, sữa tươi, trái cây.
Sóc Trăng hiện có 135 doanh nghiệp hỗ trợ bữa ăn ca cho người lao động
Ông Phan Tấn Phong - Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng - cho biết, hiện nay có 30 CĐCS trực thuộc phối hợp với doanh nghiệp thực hiện bữa ăn ca cho NLĐ, mỗi suất ăn có giá trị từ 18.000 - 25.000 đồng/người/ngày. Ngoài ra, vào những ngày lễ, Tết, ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Tháng Công nhân thì khẩu phần ăn của công nhân trong từng doanh nghiệp cũng được nâng cao chất lượng.
Trong các dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm thành lập Công đoàn Việt Nam, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh đã chủ động đến một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nắm tình hình, giám sát thực hiện chất lượng bữa ăn ca cho NLĐ để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng thăm hỏi, ghi nhận về suất ăn ca của người lao động
Ngoài ra phối hợp với Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, đơn vị cung cấp thức ăn chú trọng chất lượng bữa ăn cho người lao động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
PHƯƠNG ANH
Phổ biến pháp luật về giao thông cho đoàn viên Nghiệp đoàn
Ngày 16.10, LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) tổ chức hội nghị tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) trong đoàn viên Nghiệp đoàn xe Honda chở khách năm 2024. Đến dự có đồng chí Huỳnh Văn Cương - Trưởng Ban Tuyên giáo và Nữ công LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.
Tại hội nghị, 50 đoàn viên thuộc Nghiệp đoàn xe Honda phòng chống tội phạm Phường 1 đã được các diễn giả thông tin về tình hình ATGT trên địa bàn, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT), các biện pháp phòng tránh; giáo dục con em tuân thủ quy định ATGT, những chế tài xử lý vi phạm khi tham gia giao thông, xây dựng văn hoá giao thông, những biện pháp xử lý khi có vấn đề về TNGT…
Ngoài ra, đoàn viên còn được tuyên truyền về phòng chống thủ đoạn tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản, mua bán người, tín dụng đen và một số tội phạm tệ nạn xã hội thường xảy ra trên địa bàn thị xã hiện nay.
Các đoàn viên Nghiệp đoàn xe Honda phòng chống tội phạm Phường 1, TX Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) được trang bị kiến thức về ATGT.
Được biết vừa qua LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng ký kết phối hợp với Ban ATGT tỉnh Sóc Trăng về tổ chức hội nghị tuyên truyền kiến thức pháp luật về ATGT trong đoàn viên Nghiệp đoàn xe ôm chở khách năm 2024. Việc ký kết nhằm trang bị các kiến thức về ATGT góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chấp hành các quy định ATGT, từ đó tham gia giao thông có trách nhiệm theo chủ đề Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông.
Theo kế hoạch 230 đại biểu là đoàn viên Nghiệp đoàn xe ôm chở khách thuộc LĐLĐ TX Vĩnh Châu, TP Sóc Trăng, huyện Long Phú, Thạnh Trị sẽ được thông tin tuyên truyền.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Tiếp bước cho con đoàn viên, người lao động đến trường | 17/09/2024 |
Đoàn viên Công đoàn các Khu Công nghiệp được hỗ trợ nhà Đại đoàn kết | 17/09/2024 |
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn | 05/09/2024 |
Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở | 28/08/2024 |
Đoàn viên Khmer ở Sóc Trăng được hỗ trợ Mái ấm Công đoàn | 28/08/2024 |

Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm
Cắt giảm chi phí để lo cho công nhân
Doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Trong giai đoạn này, nhiều DN đã liên kết hợp tác với nông dân. Đó là giải pháp giúp DN cắt giảm các khoản chi phí trung gian từ các lái tôm thông qua thu mua nguyên liệu trực tiếp.
Theo các DN xuất khẩu, việc liên kết sản xuất với nông dân sẽ giúp DN tiết kiệm khoảng 20% chi phí không đáng có và xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Các DN tập trung phát triển hệ thống thương mại điện tử gắn với kết nối hệ thống bán hàng qua mạng, vì người dân các nước nhập khẩu không tổ chức hợp chợ mà mua hàng online.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản và người lao động chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Nhật Hồ
Ngoài ra, với nhu cầu chế biến các món ăn nhanh, việc tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng theo kiểu “thức ăn nhanh” cũng là chiến lược mà các DN xuất khẩu cần nhắm đến. Mặt khác, ngoài thị trường xuất khẩu, chế biến thủy sản cần quan tâm đến sức mua của thị trường nội địa vốn bị các doanh nghiệp xuất khẩu “bỏ ngỏ” lâu nay.
Một điều đáng ghi nhận, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các DN của tỉnh đã không đẩy khó khăn này cho người lao động (NLĐ). Đó là việc không cắt giảm công nhân, một số DN còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NLĐ và nông dân.
Từ khi phát sinh dịch bệnh đến nay, tuy hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai) vẫn cam kết thu mua tôm của người nông dân theo giá thị trường và cao hơn các DN khác khoảng 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Diệu - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long - cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn chung, DN cần chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm. Có vậy mới giúp nông dân gắn bó với mình và tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, đồng thời vẫn duy trì lượng lao động hiện có”.
Tập đoàn Việt - Úc đang có chính sách giảm giá tôm giống tối đa cho hộ nuôi tôm, giúp họ giảm bớt các khoản chi phí phát sinh để an tâm đầu tư và duy trì sản xuất…
Hỗ trợ cho người lao động
Cùng với các DN, hiện các ngành và địa phương cũng tập trung thực hiện tốt những giải pháp để hỗ trợ NLĐ, nhất là các lao động bị cắt giảm phải trở về từ các khu công nghiệp (KCN) ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…
Bà Võ Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân - cho biết: “Qua khảo sát trên địa bàn huyện, có khoảng 400 lao động nữ trở về từ các KCN do ảnh hưởng dịch COVID-19. Vì vậy, để giải quyết việc làm và thu nhập cho chị em, hội đã liên kết với các hợp tác xã đan lát nhận dạy nghề và giải quyết việc làm. Bước đầu đã tạo được thu nhập và hội sẽ nhân rộng mô hình này”.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chủ động tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6.2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của DN và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6.2020, dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị thì BHXH tỉnh kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12.2020.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/chia-se-kho-khan-voi-nguoi-lao-dong-bi-cat-giam-796892.ldo
NHẬT HỒ (BÁO LAO ĐỘNG)