Sôi nổi hội thao chào mừng ngày thành lập Công đoàn
Ngày 18.7, LĐLĐ huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh huyện tổ chức giải bóng chuyền hơi.
Các vận động viên tham gia sôi nổi giải bóng chuyền hơi.
Giải thu hút 17 đội bóng với hơn 220 vận động viên đến từ các CĐCS huyện Mỹ Tú tham gia. Các đội đã mang đến cho người hâm mộ nhiều màn thi đấu hấp dẫn, sôi nổi.
Kết quả Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.
Lãnh đạo LĐLĐ huyện Mỹ Tú trao giải cho đội Vô địch. Ảnh: Công đoàn huyện Mỹ Tú
Theo đồng chí Trần Ngọc Giang Nam - Chủ tịch LĐLĐ huyện Mỹ Tú - giải đấu nhằm tạo sân chơi bổ ích, giúp các đoàn viên có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về môn bóng chuyền hơi cũng như quá trình công tác tại các đơn vị. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong toàn huyện, góp phần thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
PHƯƠNG ANH
Trao 130 phần quà cho đoàn viên, người lao động ở huyện Mỹ Tú
Đến dự có các đồng chí: Lê Việt Triều - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách pháp luật- quan hệ lao động Liên đoàn đoàn Lao động tỉnh; đồng chí Lê Thanh Vị - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện; đồng chí Nguyễn Thanh Phong - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện; Cùng Lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể huyện và 130 đoàn viên, người lao động.
Đại diện LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng cùng lãnh đạo huyện Mỹ Tú trao quà cho đoàn viên, người lao động
Dịp này, các đại biểu đã trao tặng 130 phần quà cho đoàn viên, người lao động có bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động và có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện. Mỗi phần quà gồm một số nhu yếu phẩm trị giá 500 nghìn đồng do Công ty TNHH thương mại và đầu tư Tươi Mart tài trợ. Được biết, Công ty TNHH thương mại và đầu tư Tươi Mart đợt này hỗ trợ huyện Mỹ Tú 300 phần quà, ngoài những phần quà trao tại buổi lễ, Liên đoàn lao động huyện sẽ tiếp tục phối hợp công đoàn cơ sở tặng số quà còn lại cho công đoàn viên và người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Theo Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Tú, hoạt động này nhằm làm tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động của các cấp Công đoàn trong huyện. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, chủ doanh nghiệp và toàn xã hội đối với công nhân, người lao động huyện nhà.
ANH KHOA

Tổng LĐLĐVN kiểm tra thực hiện Đề án 1780 và Đề án 231 tại ĐBSCL
Buổi làm việc liên quan đến các vấn đề như: Thực hiện Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng tới năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1780) và Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 231) và kiểm tra, đánh giá phân loại Nhà Văn hóa Lao động của các tổ chức Công đoàn.
Phó Chủ tịch thường trực TLĐLĐVN Trần Thanh Hải tại buổi làm việc. Ảnh: N.T
Tại buổi làm việc, đại diện LĐLĐ các địa phương đã báo cáo nhiều khó khăn trong việc thực hiện đề án 231. Dù được triển khai rộng và có kế hoạch, tuy nhiên việc tổ chức các lớp học, xây dựng các trường đào tạo cho công nhân vẫn gặp nhiều bất cập. Nguyên nhân do công nhân không mặn mà với việc học tập.
Sau khi nghe các LĐLĐ báo cáo công tác triển khai thực hiện, cũng như khó khăn trong quá trình triển khai các Đề án trên, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho rằng, Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020” bảo vệ quyền lợi để người lao động, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang vận động rất nhanh.
Theo Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải, việc khuyến khích cho người lao động nỗ lực học tập là cần thiết, bởi học nghề là phải học liên tục, học suốt đời thì công nhân mới được nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề, có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.
Ngoài ra, việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cho người lao động là rất cần thiết và quan trọng. Thiết chế nhà văn hóa trong các khu công nghiệp là cần thiết, phục vụ tốt và nâng cao đời sống tinh thần của công nhân, đồng thời, củng cố uy tín của tổ chức Công đoàn trong người lao động.
“Sinh ra nhà văn hóa của người lao động thì trước hết phải phục vụ cho người lao động, phục vụ về đời sống tinh thần cho người lao động. Người lao động phải cảm nhận được rằng, đây là nơi giúp cho đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú và cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn” – Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN khẳng định.
TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/tong-ldldvn-kiem-tra-thuc-hien-de-an-1780-va-de-an-231-tai-dbscl-815122.ldo