返回
Sóc Trăng có 135 doanh nghiệp thực hiện bữa ăn ca cho người lao động
Theo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, hiện có 135/137 doanh nghiệp hỗ trợ bữa ăn cho người lao động.

Theo đó, 135 doanh nghiệp hỗ trợ bữa ăn cho người lao động từ 18.000 đồng/suất trở lên với nhiều hình thức khác nhau (nấu ăn tại doanh nghiệp, thuê nhà cung cấp bữa ăn ca, phát tiền, hỗ trợ bữa ăn ca qua kỳ lương…).

Theo bà Thái Lệ Quân - Chủ tịch CĐCS Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tuntex Sóc Trăng - mỗi suất ăn ca hằng ngày của NLĐ tại công ty là 22.000 đồng. Công ty có thêm 2 suất ăn tăng cường/tháng, trị giá là 32.000 đồng/suất (trong đó có một suất ăn do đơn vị cung cấp thức ăn hỗ trợ). Đối với bữa ăn này thì khẩu phần ăn có thêm cánh gà, sữa tươi, trái cây.

Sóc Trăng hiện có 135 doanh nghiệp hỗ trợ bữa ăn ca cho người lao động

Ông Phan Tấn Phong - Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng - cho biết, hiện nay có 30 CĐCS trực thuộc phối hợp với doanh nghiệp thực hiện bữa ăn ca cho NLĐ, mỗi suất ăn có giá trị từ 18.000 - 25.000 đồng/người/ngày. Ngoài ra, vào những ngày lễ, Tết, ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Tháng Công nhân thì khẩu phần ăn của công nhân trong từng doanh nghiệp cũng được nâng cao chất lượng.

Trong các dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm thành lập Công đoàn Việt Nam, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh đã chủ động đến một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nắm tình hình, giám sát thực hiện chất lượng bữa ăn ca cho NLĐ để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng thăm hỏi, ghi nhận về suất ăn ca của người lao động

Ngoài ra phối hợp với Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, đơn vị cung cấp thức ăn chú trọng chất lượng bữa ăn cho người lao động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.

PHƯƠNG ANH


返回
Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác Công đoàn
Sáng 18.10, tại lớp tập huấn cán bộ Công đoàn chủ chốt cấp tỉnh, thành, ngành năm 2019 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương quán triệt quan điểm của Đảng về công tác Công đoàn trong tình hình mới.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương quán triệt quan điểm của Đảng về công tác Công đoàn trong tình hình mới đối với các cán bộ công đoàn chủ chốt. Ảnh: Hải Nguyễn

         Các đồng chí: Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trần Văn Thuật, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và hơn 300 cán bộ công đoàn chủ chốt cấp, tỉnh, thành, ngành, tổng công ty, các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham dự.

       Tại lớp tập huấn, đồng chí Trương Thị Mai đã đề cập những văn bản rất quan trọng của Đảng liên quan đến quan điểm của Đảng về Công đoàn, người lao động: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Nghị quyết số 20-NQ/TW (2008) về “Tiếp thục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết số 06-NQ/TW (2016) “Về việc thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”; Kết luận số 80-KL/TW (2010) và Thông báo kết luận số 22-TB/TW (2017) của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW về phát triển công đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; Các văn bản về quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ của Ban Bí thư: Chỉ thị số 22/CT-TW (2008), Kết luận số 96-KL/TW (2014), Chỉ thị số 37-CT/TW (2019); Nghị quyết số 18-NQ/TW (2017) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Lớp tập huấn cán bộ Công đoàn chủ chốt cấp tỉnh, thành, ngành năm 2019. Ảnh: Hải Nguyễn.

         Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, trong các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn dành cho tổ chức Công đoàn một vị trí đặc biệt; nhất là khi Việt Nam bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường, Công đoàn phải là tổ chức đầu tiên có sự đột phá để bảo vệ người lao động. Nếu Công đoàn không mạnh thì không đại diện được theo luật pháp để bảo vệ được đoàn viên, người lao động, và như vậy rủi ro của người lao động sẽ lớn. Vì vậy, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh từng cán bộ công đoàn cũng phải mạnh để bảo vệ được quyền lợi của người lao động. 
       Đồng chí Trương Thị Mai tin rằng, trong 10 năm tiếp theo, Công đoàn vẫn là tổ chức lớn nhất, mạnh nhất, nhưng đồng chí nhấn mạnh, tổ chức Công đoàn phải liên tục đổi mới để củng cố, phát triển; để lựa chọn đầu tiên của người lao động là tổ chức Công đoàn… Tổ chức Công đoàn cần phải linh hoạt, cơ động hơn để bất cứ khi nào đoàn viên, người lao động cần là có mặt...
         Đồng chí Trương Thị Mai cũng trao đổi về vấn đề công tác thể chế; những vấn đề liên quan đến người lao động trong khu vực doanh nghiệp; những vấn đề phát sinh gần đây để tổ chức Công đoàn nhìn nhận và đưa ra các giải pháp phù hợp, đáp ứng được niềm tin của Đảng và đoàn viên, người lao động…

QUẾ CHI- HẢI NGUYỄN

Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/quan-triet-quan-diem-cua-dang-ve-cong-tac-cong-doan-760910.ldo


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập