Trên 208 tỉ đồng chăm lo cho đoàn viên, người lao động khu vực Nam sông Hậu
Chiều ngày 15/6, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh, Ban Thường vụ Liên Lao động tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động Cụm thi đua các liên đoàn lao động tỉnh khu vực Nam Sông Hậu 6 tháng đầu năm 2024 (gồm tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) . Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Khởi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Tấn Hậu - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo liên đoàn lao động các tỉnh trong cụm thi đua khu vực Nam Sông Hậu.
6 tháng đầu năm 2024, LĐLĐ các tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động tổ chức tặng quà cho 242.705 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 191,548 tỉ đồng nhân dịp Tết Nguyên đán; có 1.244/442 CĐCS cơ quan, doanh nghiệp tổ chức hoạt động Tháng công nhân, đã tặng quà cho 12.903 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 5,648 tỉ đồng.
Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo.
Ký kết mới thỏa thuận hợp tác với 63 doanh nghiệp. Qua đó, có 39.591 lượt đoàn viên, CNVCLĐ được thụ hưởng chính sách ưu đãi khi mua sắm, sử dụng dịch vụ với tổng số tiền được giảm hơn 5,978 tỉ đồng.
Đã chi hỗ trợ cất mới, sửa chữa 260 căn nhà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với tổng số tiền 10,873 tỉ đồng. Thực hiện mô hình chung của Cụm, các LĐLĐ tỉnh đã kịp thời hỗ trợ cất mới 06 nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Sóc Trăng với tổng số tiền 300 triệu đồng.
Hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS thương lượng, ký mới thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ở 34/28 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, các bản TƯLĐTT đều có nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Đồng chí Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu chỉ đạo
Có 75 doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá trị bữa ăn với giá trị thấp nhất từ 20.000 - 25.000 đồng/suất trở lên đối với các doanh nghiệp thuộc vùng I, vùng II và từ 18.000-22.000 đồng/suất trở lên đối với địa bàn thuộc vùng III, vùng IV. Chất lượng bữa ăn ca được cải thiện tốt hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm góp phần duy trì sức khỏe, khả năng lao động của NLĐ.
Các LĐLĐ tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, công đoàn, chế độ BHXH, BHYT, BHTN. 6 tháng đầu năm 2024 khu vực Nam Sông Hậu không có xảy ra tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể. Công đoàn các tỉnh trong khu vực đã phát triển thêm gần 9.400 đoàn viên và thành lập 19 CĐCS doanh nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đóng góp, đề xuất ý kiến với Cụm thi đua
Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ những cách làm hay trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; phân tích, làm rõ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong hoạt động công đoàn và thực hiện các phong trào thi đua. Qua đó đề xuất, kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tháo gỡ một số khó khăn.
Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng và biểu dương những thành tích đạt được của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn các tỉnh khu vực Nam sông Hậu nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng trong 6 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy mong muốn liên đoàn lao động các tỉnh khu vực Nam sông Hậu thắt chặt thêm mối quan hệ đoàn kết, gắn bó; tăng cường hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau, tích cực trao đổi về những mô hình mới, cách làm hay để phục vụ cho sự phát triển chung của tổ chức công đoàn ở các địa phương, góp phần đưa công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, người lao động trong khu vực lớn mạnh hơn trong thời gian tới.
Quang cảnh Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, LĐLĐ các tỉnh cần có giải pháp hiệu quả hơn nữa nhằm phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS gắn với công tác xây dựng Đảng. Tập trung triển khai Nghị quyết Công đoàn các cấp; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đồng thời chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS.
Dịp này, 12 LĐLĐ các tỉnh ĐBSCL cũng đã ký kết Chương trình thỏa thuận hợp tác với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.
ANH KHOA
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Thêm 1 mái ấm cho đoàn viên khó khăn về nhà ở tại huyện Kế Sách | 18/06/2024 |
Sóc Trăng có 135 doanh nghiệp thực hiện bữa ăn ca cho người lao động | 18/06/2024 |
Chăm lo thiết thực cho người lao động | 11/06/2024 |
Công đoàn cơ sở phối hợp với Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 | 04/06/2024 |
Các công đoàn cơ sở sẽ được giảm 5% giá tour dịch vụ du lịch | 03/06/2024 |
Quan tâm chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động
Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina trực thuộc Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng. Công ty có 524 người lao động. Trong đó lao động là người dân tộc Khmer chiếm khoảng 50%, dân tộc Hoa chiếm khoảng 1,7%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 48,3%. Hầu hết đoàn viên, người lao động có thu nhập cao hơn mức lương tối thiểu vùng nên an tâm nỗ lực lao động sản xuất. Người lao động cũng được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ để làm việc trong môi trường an toàn, đồng hành lâu dài với công ty.
Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt tại đại hội.
Qua hơn 1 năm thành lập, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở lâm thời của công ty luôn quan tâm đến đời sống của đoàn viên, người lao động. Trong năm qua, công đoàn đã kết hợp với công ty thực hiện việc trợ cấp khó khăn, ốm đau, tai nạn, tang gia, hiếu hỉ... cho đoàn viên, người lao động ở mức từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng/suất, với tổng số tiền 36 triệu đồng. Công đoàn còn phối hợp với công ty kiểm tra, giám sát nơi cung cấp suất ăn, đảm bảo chất lượng bữa ăn giữa ca cho đoàn viên, người lao động tại công ty. Cùng với đó, các hoạt động tặng quà trong các dịp lễ, Tết, các chế độ bảo hiểm cho người lao động cũng được quan tâm thực hiện đầy đủ.
Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm 7 đồng chí. Đồng chí Bành Văn Trắng được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina nhiệm kỳ 2023 - 2028.
HẢI HÀ - BÁO SÓC TRĂNG
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Mô hình Tổ xe ôm phòng chống tội phạm | 15/07/2024 |
Thành lập thêm một CĐCS trong Tháng cao điểm | 15/07/2024 |
Chủ tịch Công đoàn cơ sở gương mẫu | 12/07/2024 |
Công đoàn Ngã Năm đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước | 12/07/2024 |
Cụm thi đua số 2 hỗ trợ 9 Mái ấm Công đoàn | 12/07/2024 |

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội - Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
Thực hiện Chỉ thị số 11 Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, Bảo hiểm xã hội tỉnh kịp thời đề xuất và triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đều đóng cửa, trong đó khối mầm non tư thục gặp nhiều khó khăn vì mọi nguồn thu đều trông chờ vào học phí của các em học sinh. Điển hình như Cơ sở mẫu giáo Thùy Dương ở Phường 3 - TP. Sóc Trăng. Bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2019, đến nay cơ sở mầm này vẫn đang trong quá trình xây dựng và phát triển. Lượng trẻ theo học chưa nhiều, theo chủ cơ sở, doanh thu những tháng qua chưa đủ để bù đắp cho chi phí hoạt động. Kể từ khi dịch Covid – 19 bùng phát, cơ sở phải đóng cửa. Không hoạt động, cũng có nghĩa không có nguồn thu nào. Trong khi đó, mỗi tháng vẫn phải đóng BHXH cho 7 nhân sự là trên 7 triệu đồng, chưa tính đến tiền điện nước, wifi, thuế và một số khoản chi khác. Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên cơ sở gặp nhiều khó khăn, hầu như mọi nguồn thu đều không còn nữa mà mỗi tháng phải chi trả rất nhiều khoản tiền từ đó ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên làm việc tại đây. Cơ sở cũng đã thỏa thuận với các giáo viên là tạm thời nghỉ việc không lương, đến khi nào hết dịch thì vào làm trở lại anh Nguyễn Quang Thành – chủ cơ sở mẫu giáo Thùy Dương cho biết.
Không chỉ các cơ sở, trường tư thục mà các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề dịch vụ du lịch, vận tải hành khách, du lịch, lưu trú, nhà hàng cũng đều ảnh hưởng do dịch Covid – 19. Như công ty du lịch Viettravel – chi nhánh Sóc Trăng đã bắt tay vào thống kê thiệt hại do dịch. Khoảng 20 triệu là chi phí đóng BHXH mỗi tháng cho 5 nhân viên của công ty. Anh Mai Quang Thuận – Trưởng chi nhánh Viettravel – chi nhánh Sóc Trăng So với cùng kỳ năm 2019 thì doanh thu quý 1 năm nay giảm từ 50 -70%, mặc dù sụt giảm về doanh thu, chi nhánh cũng đã đóng cửa nhưng công ty vẫn cố gắng chi trả lương cho nhân viên từ tháng 1, tháng 2. Tuy nhiên, tình hình như hiện nay công ty cũng đã thõa thuận với nhân viên là tạm thời nghỉ việc không lương và hỗ trợ một phần chi phí cho các nhân sự phải nghỉ việc.
Theo thống kê của BHXH tỉnh, tính đến ngày 29/3/2020, tổng nợ BHXH, BHYT, BHTN ước khoảng 62,41 tỷ đồng, trong đó: nợ BHXH: 56,03 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 gây khó khăn đến hoạt động sản xuất và doanh thu của các doanh nghiệp. Hiện nay, tỷ lệ đóng vào các quỹ BHXH bao gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp là 32% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng. Trong đó, đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất chiếm tỷ trọng lớn với tỷ lệ là 22% trên 2/3 tổng số tiền đóng vào các quỹ. Như vậy, thực hiện chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, việc BHXH Việt Nam ban hành và tổ chức thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất sẽ có tác động không nhỏ tới doanh nghiệp và đời sống của người lao động trong điều kiện dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp.
Ông Trần Văn Khải - Phó Giám đốc BHXH tỉnh trả lời phỏng vấn
Ông Trần Văn Khải – Phó Giám đốc BHXH tỉnh Sóc Trăng cho biết: thực hiện Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 860 của BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các địa phương thực hiện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Để thực hiện nội dung này BHXH tỉnh đã phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn phối hợp hướng dẫn các công ty, đơn vị và doanh nghiệp về việc tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất. Điều kiện đối với các công ty, đơn vị, doanh nghiệp thuộc diện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của BHXH Việt Nam là: Gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó, số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra.
Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, BHXH tỉnh sẽ không thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng hoặc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 gây ra, nếu doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời, hàng tháng BHXH tỉnh sẽ đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT và bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trong trường hợp đến hết tháng 6-2020 mà Covid-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu doanh nghiệp, đơn vị có đề nghị, thì BHXH tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với sở, ngành có liên quan báo cáo UBND tỉnh kiến nghị BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12-2020.
Với các giải pháp như trên, việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất sẽ có tác động hỗ trợ không nhỏ tới các doanh nghiệp và đời sống của người lao động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, góp phần vào việc chung tay thực hiện nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao là vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân; góp phần duy trì, ổn định, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương Anh