返回
Sôi nổi hội thao chào mừng ngày thành lập Công đoàn
Hơn 220 đoàn viên tham gia giải bóng chuyền hơi nhằm chào mừng 95 năm Công đoàn Việt Nam.

Ngày 18.7, LĐLĐ huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh huyện tổ chức giải bóng chuyền hơi.

Các vận động viên tham gia sôi nổi giải bóng chuyền hơi.

Giải thu hút 17 đội bóng với hơn 220 vận động viên đến từ các CĐCS huyện Mỹ Tú tham gia. Các đội đã mang đến cho người hâm mộ nhiều màn thi đấu hấp dẫn, sôi nổi.

Kết quả Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.

Lãnh đạo LĐLĐ huyện Mỹ Tú trao giải cho đội Vô địch. Ảnh: Công đoàn huyện Mỹ Tú

Theo đồng chí Trần Ngọc Giang Nam - Chủ tịch LĐLĐ huyện Mỹ Tú - giải đấu nhằm tạo sân chơi bổ ích, giúp các đoàn viên có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về môn bóng chuyền hơi cũng như quá trình công tác tại các đơn vị. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong toàn huyện, góp phần thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

PHƯƠNG ANH


返回
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn
Sáng ngày 30/8, tại trường THPT Hoàng Diệu, Công đoàn ngành Giáo dục đã tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn. Tham dự Hội nghị có 89 cán bộ công đoàn là Ủy viên UBKT Công đoàn Ngành, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, Kế toán CĐCS.
Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Lượm, Phó trưởng Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh, triển khai chuyên đề về công tác quản lý tài chính; đồng chí Nguyễn Văn Hóa, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục, triển khai chuyên đề về dân chủ cơ sở. 
Theo đó, đại biểu tham dự Hội nghị đã được tương tác với phần mềm quản lý tài chính; nghe giới thiệu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, Hướng dẫn số 11/HD-TLĐ, ngày 14/3/2024 của Tổng Liên đoàn. Đồng thời, được hướng dẫn các công việc cụ thể của công đoàn ở cơ sở, như: Công đoàn tham gia tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; công đoàn tham gia tổ chức đối thoại tại cơ sở; công đoàn tổ chức, chỉ đạo hoạt động Ban thanh tra nhân dân…
 
Đồng chí Nguyễn văn Hoá - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục phát biểu khai mạc Hội nghị
 
Các nội dung được triển khai tại Hội nghị này sẽ giúp cho CĐCS làm tốt hơn công tác quản lý tài chính; thúc đẩy việc tham gia thực hiện dân chủ của đoàn viên, tổ chức công đoàn tại các CĐCS.
 
Nguyễn Văn Hoá - Công đoàn ngành Giáo dục

返回
Quốc hội chính thức “chốt” phương án tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ
Với 90,06% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi, thống nhất tăng tuổi nghỉ hưu; tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ trong năm cho người lao động.

          Có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường

        Sáng 20.11, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động sửa đổi. 
        Theo báo cáo, một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo bộ luật đã được làm rõ, cũng như nêu hướng điều chỉnh, chỉnh lý, ý kiến của Ủy ban Thường  vụ Quốc hội về các vấn đề này.                        

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo. 

        Về thời giờ làm việc bình thường (Điều 105), nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giảm giờ làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần. Một số ý kiến đại biểu đề nghị giữ như quy định hiện hành về thời giờ làm việc bình thường là 48 giờ/tuần, đồng thời có ý kiến đại biểu đề nghị cần hết sức cân nhắc khi thay đổi quy định về thời giờ làm việc bình thường trong bối cảnh hiện nay, do đây là vấn đề lớn, chưa có đánh giá tác động một cách đầy đủ.
         Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội là rất xác đáng, việc tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện và nâng cao điều kiện lao động đối với người lao động là xu hướng tiến bộ của thế giới.
        Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo Quốc hội tại Báo cáo số 466/BC-UBTVQH14 ngày 22.10.2019, lúc đó, Chính phủ chưa đánh giá tác động về kinh tế - xã hội đối với vấn đề này.
        Vì vậy, cơ quan chủ trì thẩm tra đã chủ động đề nghị Chính phủ phối hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, trong đó thể hiện quan điểm của Chính phủ về nội dung này.
        Chính phủ đã có Công văn số 561/CP-PL ngày 6.11.2019 đề nghị “trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định của Bộ luật hiện hành” và “có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp”.
         Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu và báo cáo Quốc hội việc từng bước giảm giờ làm theo hướng sẽ ghi vào Nghị quyết của kỳ họp: Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất giảm giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần; đồng thời, giữ quy định “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động” tại Điều 105 về thời giờ làm việc bình thường.
         Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ có các quy định triển khai cụ thể; đặc biệt, cần phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn về cơ chế thương lượng tập thể hiệu quả để từng bước thực hiện cho được việc giảm giờ làm việc bình thường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên.

          Không tăng giờ làm thêm

        Về nội dung mở rộng khung giờ làm thêm tối đa, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đồng ý với Phương án 1 quy định như Bộ luật Lao động hiện hành. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, giữ nguyên khung giờ làm thêm, nhưng cần ghi rõ thời gian làm thêm giờ theo tháng là 40 giờ/tháng, thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

         Thống nhất tăng tuổi nghỉ hưu
        Về tuổi nghỉ hưu (khoản 2 Điều 169), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xin ý kiến đại biểu Quốc hội, kết quả có 371 đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến về nội dung này thì có 280 đại biểu Quốc hội đồng ý Phương án 1 là: “Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
         Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thể hiện trong dự thảo Bộ luật.
         Tăng thêm ngày nghỉ lễ
        Về nghỉ lễ, tết (Điều 112), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xin ý kiến, kết quả có 402 đại biểu Quốc hội cho ý kiến về nội dung này và có 370 đại biểu Quốc hội đồng ý bổ sung một (01) ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
        Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và ghi trong dự thảo Bộ luật, bổ sung thêm một ngày nghỉ vào ngày liền kề với Ngày Quốc khánh 2.9

         90,06% số đại biểu tán thành thông qua 
         Sau khi nghe bà Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Quốc hội đã biểu quyết về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và toàn bộ dự thảo Bộ luật.

Kết quả biểu quyết Bộ luật Lao động sửa đổi.

       Kết quả, có 453 đại biểu tham gia biểu quyết, 435 đại biểu tán thành (chiếm 90,06%), 9 đại biểu không tán thành và 9 đại biểu không biểu quyết.
      Như vậy, với 90,06% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi, thống nhất tăng tuổi nghỉ hưu, tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ trong năm cho người lao động.

ĐẶNG CHUNG - CAO NGUYÊN

Nguồn: https://laodong.vn/thoi-su/quoc-hoi-chinh-thuc-chot-phuong-an-tang-them-1-ngay-nghi-le-767154.ldo


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập