Trao quà tết cho đoàn viên bệnh hiểm nghèo và đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn
Đến dự có đồng chí Lê Văn Phải – Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Sóc Trăng; đồng chí Lê Văn Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Trưởng Ban Dân vận Thị ủy; đồng chí Nguyễn Thị Lệ Nhung – Thị ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã cùng lãnh đạo UBND Phường 1 cùng dự.
Tại chương trình, lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thị xã đã trao tặng 12 phần quà Tết, cho 07 công đoàn viên bệnh hiểm nghèo và 05 công đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi phần trị giá 1 triệu đồng; 108 phần quà cho công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn mỗi phần trị giá 500 ngàn đồng;15 phần quà đoàn viên nghiệp đoàn vé số mỗi phần trị giá 01 triệu đồng gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm phục vụ 3 ngày tết.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh và lãnh đạo Ban Dân vận Thị ủy trao quà cho đoàn viên Công đoàn
Đồng thời, tại Chương trình cũng trao 10 phần quà cho 10 lao động bán vé số dạo có hoàn cảnh khó khăn trị giá mỗi phần 500 ngàn đồng. Bên cạnh đó trong dịp tết cũng có 52 đoàn viên được tham gia chương trình “Chợ tết Công đoàn” trên sàn điện tử do Tổng Liên đoàn tổ chức, mỗi phần trị giá 500 ngàn đồng.
Qua hoạt động ý nghĩa trên, nhằm mang lại niềm vui và hỗ trợ tinh thần đoàn viên, người lao động trong dịp Tết Nguyên đán 2025; thể hiện sự quan tâm của tổ chức Công đoàn đến đời sống của công nhân, viên chức, lao động.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Lãnh đạo Công đoàn Sóc Trăng dùng cơm cùng đoàn viên, công nhân lao động | 16/08/2024 |
Khối thi đua số 1 về nguồn tại Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng | 13/08/2024 |
25 đội tham gia hội thi nấu ăn “Bữa cơm Công đoàn” | 13/08/2024 |
Bữa cơm Công đoàn ý nghĩa dành cho đoàn viên tại Thạnh Trị | 08/08/2024 |
Công đoàn Ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng họp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 | 08/08/2024 |

Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm
Cắt giảm chi phí để lo cho công nhân
Doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Trong giai đoạn này, nhiều DN đã liên kết hợp tác với nông dân. Đó là giải pháp giúp DN cắt giảm các khoản chi phí trung gian từ các lái tôm thông qua thu mua nguyên liệu trực tiếp.
Theo các DN xuất khẩu, việc liên kết sản xuất với nông dân sẽ giúp DN tiết kiệm khoảng 20% chi phí không đáng có và xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Các DN tập trung phát triển hệ thống thương mại điện tử gắn với kết nối hệ thống bán hàng qua mạng, vì người dân các nước nhập khẩu không tổ chức hợp chợ mà mua hàng online.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản và người lao động chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Nhật Hồ
Ngoài ra, với nhu cầu chế biến các món ăn nhanh, việc tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng theo kiểu “thức ăn nhanh” cũng là chiến lược mà các DN xuất khẩu cần nhắm đến. Mặt khác, ngoài thị trường xuất khẩu, chế biến thủy sản cần quan tâm đến sức mua của thị trường nội địa vốn bị các doanh nghiệp xuất khẩu “bỏ ngỏ” lâu nay.
Một điều đáng ghi nhận, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các DN của tỉnh đã không đẩy khó khăn này cho người lao động (NLĐ). Đó là việc không cắt giảm công nhân, một số DN còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NLĐ và nông dân.
Từ khi phát sinh dịch bệnh đến nay, tuy hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai) vẫn cam kết thu mua tôm của người nông dân theo giá thị trường và cao hơn các DN khác khoảng 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Diệu - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long - cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn chung, DN cần chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm. Có vậy mới giúp nông dân gắn bó với mình và tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, đồng thời vẫn duy trì lượng lao động hiện có”.
Tập đoàn Việt - Úc đang có chính sách giảm giá tôm giống tối đa cho hộ nuôi tôm, giúp họ giảm bớt các khoản chi phí phát sinh để an tâm đầu tư và duy trì sản xuất…
Hỗ trợ cho người lao động
Cùng với các DN, hiện các ngành và địa phương cũng tập trung thực hiện tốt những giải pháp để hỗ trợ NLĐ, nhất là các lao động bị cắt giảm phải trở về từ các khu công nghiệp (KCN) ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…
Bà Võ Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân - cho biết: “Qua khảo sát trên địa bàn huyện, có khoảng 400 lao động nữ trở về từ các KCN do ảnh hưởng dịch COVID-19. Vì vậy, để giải quyết việc làm và thu nhập cho chị em, hội đã liên kết với các hợp tác xã đan lát nhận dạy nghề và giải quyết việc làm. Bước đầu đã tạo được thu nhập và hội sẽ nhân rộng mô hình này”.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chủ động tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6.2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của DN và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6.2020, dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị thì BHXH tỉnh kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12.2020.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/chia-se-kho-khan-voi-nguoi-lao-dong-bi-cat-giam-796892.ldo
NHẬT HỒ (BÁO LAO ĐỘNG)