Thăm, chúc mừng các cơ quan Báo chí nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6
Tại các Văn phòng đại diện Báo Lao động, Báo Người Lao động ĐBSCL (Thành phố Cần Thơ), Báo Sóc Trăng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng. Thay mặt Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp đến các đồng chí trong ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và nhân viên của các cơ quan Báo chí.
Đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (thứ 3 từ phải sang) cùng đoàn đến thăm, chúc mừng cơ quan Báo Lao động tại ĐBSCL
Trong thời gian qua, hoạt động Công đoàn tỉnh Sóc Trăng luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhất là về công tác tuyên truyền, truyền thông Công đoàn. Bên cạnh sự đoàn kết, nỗ lực của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, các Ban Nghiệp vụ LĐLĐ tỉnh, phải kể đến sự quan tâm, hỗ trợ từ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên,... của các cơ quan Báo chí trong công tác phối hợp tuyên truyền trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn, góp phần giúp Công đoàn Sóc Trăng đạt được nhiều kết quả, đặc biệt như tuyên truyền về Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XI Công đoàn Sóc Trăng, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 được tổ chức thành công vừa qua.
Đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (bìa trái) cùng đoàn đến thăm, chúc mừng cơ quan Báo Người Lao động tại ĐBSCL
Trong thời gian tới, đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên mong muốn các cơ quan Báo chí trong và ngoài tỉnh sẽ cùng với Công đoàn tỉnh Sóc Trăng phối hợp tốt hơn nữa, thực hiện việc ký kết trong công tác truyền thông giai đoạn 2024 - 2028, kế hoạch tuyên truyền hàng năm, chú trọng việc tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, gương cán bộ Công đoàn chuyên trách, cán bộ Công đoàn cơ sở, những cách làm hay, mô hình hiệu quả trong công tác Công đoàn, đặc biệt là kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024),...
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh chúc mừng Báo Sóc Trăng
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh chúc mừng Đài PT-TH tỉnh Sóc Trăng
Đại diện lãnh đạo các cơ quan Báo chí đã thông tin về tình hình hoạt động của cơ quan Báo chí trong thời gian qua trong việc phản ánh, đưa tin, xây dựng video clip, ẩn phẩm, các trang thiết bị chuyên dụng, trường quay,.. của đơn vị. Qua đó, gửi lời cảm ơn Thường trực, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh và đoàn đến thăm đã quan tâm đến các cơ quan Báo chí trong và ngoài tỉnh nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, và hứa sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Công đoàn tỉnh Sóc Trăng, các cấp Công đoàn trong tỉnh trong công tác phối hợp tuyên truyền trong thời gian tới...
ANH KHOA
7.300 đoàn viên, người lao động Sóc Trăng được hỗ trợ dịp Tết 2025
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Uỷ viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc trăng trao bảng tượng trưng cho đại diện các cấp Công đoàn trong tỉnh. Ảnh: Phương Anh
Công đoàn tích cực phối hợp chăm lo Tết cho người lao động
Đồng chí Nguyễn Thu Trang - Chủ tịch CĐCS Công ty CP Công trình đô thị Sóc Trăng - thông tin, Tết Nguyên đán 2025, CĐCS phối hợp Ban lãnh đạo công ty trao quà 363 đoàn viên, NLĐ.
Mỗi phần quà trị giá trên 250.000 đồng và 900.000 đồng tiền mặt. Công ty còn trực tiếp đến nhà trao 20 suất quà, mỗi suất trị giá trên 1 triệu đồng cho 20 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để họ có điều kiện vui Xuân, đón Tết. Bà Trang cho hay, công ty còn thưởng 1 tháng lương và hỗ trợ tiền mặt 3,5 triệu đồng chi phí Tết cho tất cả đoàn viên, NLĐ.
Đồng chí Thái Lệ Quân - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Tuntex Sóc Trăng - cho biết, theo kế hoạch, năm nay CĐCS công ty sẽ phối hợp với Ban lãnh đạo tặng hơn 1.500 phần quà cho đoàn viên, NLĐ. Tặng tiền mặt thấp nhất 550.000 đồng/đoàn viên tham gia vào tổ chức Công đoàn từ 1 năm trở lên. Công đoàn cũng sẽ phối hợp với công ty tổ chức tiệc Tất niên, các chương trình rút thăm trúng thưởng với nhiều phần quà hấp dẫn, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí do công đoàn cấp trên tổ chức.
Đồng chí Phan Tấn Phong - Chủ tịch Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng - thông tin, trong Chương trình Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng năm nay, có 4.218 đoàn viên trực thuộc Công đoàn Các KCN được nhận quà và 1.000 đoàn viên được mua sắm hàng hóa tại sàn giao dịch Chợ Tết Công đoàn năm 2025. Công đoàn các KCN tỉnh còn tổ chức các hoạt động hội thao góp phần tạo không khí đón Tết vui tươi, an toàn, hạnh phúc.
Đoàn viên, người lao động nào cũng có Tết
Theo Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng, dịp Tết Ất Tỵ 2025, đa số các công ty, doanh nghiệp đều có thưởng Tết. Trong đó, khu vực công ty vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thưởng bình quân 5,1 triệu đồng/người, cao nhất 40 triệu đồng/người, thấp nhất 4,1 triệu đồng/người.
Khu vực dân doanh thưởng bình quân 7,3 triệu đồng/người, cao nhất 39 triệu đồng/người, thấp nhất 0,2 triệu đồng/người. Hiện nay các CĐCS doanh nghiệp đang hỗ trợ các phần quà, 100% đoàn viên, NLĐ đều có quà Tết (từ 250.000 - 550.000 đồng/suất), không bao gồm tiền thưởng Tết.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - cho biết, Tết Nguyên đán 2025, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, Tổng LĐLĐVN, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng các mạnh thường quân trao tặng 400 phần quà cho công nhân lao động, tổng giá trị 520 triệu đồng. Hỗ trợ 7.326 suất cho đoàn viên, NLĐ, tổng trị giá trên 3,5 tỉ đồng. Trao 56 căn nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên, số tiền tương đương 2,8 tỉ đồng. Tổng LĐLĐVN hỗ trợ 3.200 suất cho đoàn viên Công đoàn tham gia Chợ Tết Công đoàn qua sàn giao dịch thương mại điện tử, mỗi suất 500.000 đồng.
Sau Tết, công đoàn sẽ tổ chức đến thăm, chúc mừng các doanh nghiệp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ; làm cầu nối để giới thiệu việc làm cho NLĐ với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh, khi đoàn viên, NLĐ thấy được sự chăm lo, họ sẽ tin tưởng, xem tổ chức Công đoàn là chỗ dựa vững chắc của họ, từ đó tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam; tạo động lực khích lệ, động viên đoàn viên, NLĐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn và ngày càng gắn bó với doanh nghiệp.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng thăm, chúc Tết nguyên lãnh đạo Công đoàn | 16/01/2025 |
Hội thảo chuyên đề Giải pháp thực hiện hiệu quả nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển” | 14/01/2025 |
Công đoàn Viên chức Sóc Trăng hoàn thành và vượt 10/10 chỉ tiêu | 09/01/2025 |
Niềm vui có Mái ấm Công đoàn trước thềm năm mới | 08/01/2025 |
Duy trì 260 tổ, nhóm tiết kiệm cho đoàn viên tham gia | 06/01/2025 |

Đề xuất nghề giáo viên mầm non là nặng nhọc
“Chả nhẽ để trẻ hát cô là… bà”
Góp ý về dự thảo Nghị định quy định tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu mới đây, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) - đề xuất xếp giáo viên mầm non vào nhóm nghề nặng nhọc, nên nghỉ hưu sớm ở tuổi 55 hoặc sớm hơn.
Ông Hiểu phân tích, giáo viên mầm non phải đến sớm đón trẻ và kết thúc công việc muộn, số giờ làm việc thường vượt quá quy định. Giáo viên mầm non không chỉ dạy mà còn dỗ, múa, hát, áp lực công việc lớn.
Từng đi thực tế ở quận Tân Bình (TPHCM), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết, có giáo viên 46 tuổi đứng lên nói “không biết lúc tôi 50 tuổi, các cháu còn muốn nghe cô múa hát nữa không”.
Theo khảo sát, 96% giáo viên mầm non muốn được về hưu ở tuổi 55. Ảnh: Huyên nguyễn
Còn ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - cho rằng, từ 55 tuổi trở lên, giáo viên mầm non bị hạn chế khi thực hiện các thao tác chuyên môn như múa, hát, hướng dẫn hoạt động thể lực, chạy, nhảy cho học sinh. Chương trình giáo dục mầm non không chỉ bó hẹp ở chăm trẻ, còn phải đáp ứng được yêu cầu của nhiều chương trình chuẩn quốc tế cũng trở thành thách thức với các cô giáo cao tuổi.
Hiện nay, thực tế giờ làm việc của giáo viên mầm non khoảng 10 tiếng mỗi ngày. “Các cô phải đến trường lúc 6h sáng và 6h tối mới trở về. Cường độ làm việc cao, sức ép từ sự giữ an toàn cho trẻ căng thẳng kéo dài làm cho sức khỏe giảm sút nhanh, nghiêm trọng theo thời gian” - ông Ân nói.
Một thực tế được bà Cù Thị Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) - chia sẻ: “Trước đây, chúng ta hay nghe câu hát “cô là mẹ và các cháu là con”, thì tới đây nếu nghỉ hưu ở tuổi cao, cô sẽ là... bà và các cháu là con.
Bà Thuỷ nói rằng, giáo viên mầm non là ngành giáo dục đặc biệt, để nói là nặng nhọc, độc hại thì cần phải tính toán, nhưng 1 lớp có 30 cháu thì tiếng ồn của trẻ cũng rất cao. Đòi hỏi của phụ huynh, của trẻ là những áp lực rất lớn đối với giáo viên.
Theo quy định của Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 với nữ vào năm 2035. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) nặng nhọc, độc hại ở vùng đặc biệt khó khăn hay trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc được quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 năm. Như vậy, nếu được bổ sung vào danh mục này, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi 57 với nam và 55 đối với nữ.
Giáo viên mầm non đang gặp nhiều áp lực
Chia sẻ khó khăn áp lực của giáo viên trong một hội nghị đánh giá thời gian làm việc, chính sách đối với giáo viên, nhân viên cấp mầm non, bà Trần Thị Tố Uyên - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT tỉnh Điện Biên - cho biết: Hiện nay, tỉ lệ bình quân giáo viên/lớp của tỉnh khá thấp so với các tỉnh lân cận. Điều đó dẫn tới áp lực công việc cao và quá tải về cường độ lao động cho giáo viên, nhân viên ở một số trường, đặc biệt là ở vùng khó khăn.
Cùng chung khó khăn trên, bà Trần Thị Thúy - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên - chia sẻ: Tỉnh Thái Nguyên đã có quy định các trường phân công 1 giáo viên trực đón trẻ sớm và được về sớm, 1 giáo viên đến trường muộn hơn và trả trẻ muộn để thời gian làm việc đủ 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, khá nhiều trường mầm non không thực hiện được.
“Vì số trẻ đông, quá tải trẻ/lớp, nếu để 1 giáo viên trực không đảm bảo an toàn cho trẻ nên 2 giáo viên phải cùng nhau làm việc, dẫn đến tình trạng vượt giờ so với quy định bình quân khoảng 1,5 đến 2 giờ/ngày. Ngoài ra, các trường mầm non thường phải tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên vào ngoài giờ nên thực tế số giờ vượt so với quy định còn cao hơn nữa” - bà Thuý cho hay.
Còn Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT Tuyên Quang Vũ Văn Dũng nhấn mạnh: “Số giờ làm việc thực tế của giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn vượt quá nhiều so với quy định (làm việc từ 9 đến 10 giờ/ngày) nhưng cũng chưa được tính thêm làm ngoài giờ”.
Chia sẻ về áp lực của giáo viên mầm non và đề xuất của Tổng LĐLĐVN, GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT - rất đồng tình. Theo GS Hạc, những khó khăn với giáo viên mầm non là điều nhìn thấy rõ mà lâu nay chúng ta chưa giải quyết được. Nếu tăng thêm tuổi lao động sẽ như tăng thêm gánh nặng cho đội ngũ này. Không chỉ riêng quy định về tuổi lao động, nguyên bộ trưởng còn đề xuất phải xem xét thêm cả về chế độ tiền lương, thu nhập đối với giáo viên mầm non sao cho xứng đáng với công sức.
Còn bà Trịnh Thanh Hằng - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn - cho rằng, nên quy định theo hướng trao “quyền” cho NLĐ. “Về quy định nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nên quy định theo hướng trao “quyền” cho NLĐ. Nghĩa là nếu họ có nguyện vọng tiếp tục làm việc và sức khỏe vẫn đảm bảo, đơn vị có nhu cầu thì có thể tiếp tục làm việc đến tuổi nghỉ hưu như NLĐ trong điều kiện bình thường” - bà Hằng nói.
96% giáo viên mầm non muốn về hưu ở tuổi 55
Ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - dẫn khảo sát nhanh trên gần 10.700 giáo viên mầm non trong một tuần, 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như cũ.
HUYÊN NGUYỄN
Nguồn:https://laodong.vn/cong-doan/de-xuat-nghe-giao-vien-mam-non-la-nang-nhoc-813579.ldo