返回
Nhiều mô hình hùn vốn hiệu quả cho đoàn viên tham gia
Theo LĐLĐ huyện Thạnh Trị, đến nay các cấp Công đoàn trực thuộc đã tổ chức được 260 tổ, nhóm tiết kiệm hùn vốn xoay vòng không lãi có hơn 1.450 đoàn viên tham gia.

Ngày 16.7, LĐLĐ huyện Thạnh Trị tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm 2024.

Đến dự hội nghị có đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng; đồng chí Lý Văn Nho - Trưởng ban Dân vận Huyện uỷ; đồng chí Lâm Quang Toản - Chủ tịch LĐLĐ huyện, cùng các đồng chí là uỷ viên Ban Chấp hành, uỷ viên UBKT LĐLĐ huyện và chủ tịch các CĐCS-NĐ trực thuộc.

Tại hội nghị đại biểu đã được nghe dự thảo báo cáo sơ kết phong trào CNVCLĐ, hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; báo cáo công tác thi đua khen thưởng 6 tháng đầu năm 2024 và báo cáo công tác kiểm tra, giám sát công đoàn 6 tháng đầu năm 2024.

6 tháng đầu năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Thạnh Trị tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, NLĐ. Qua đó đã thăm, tặng quà cho trên 2.000 đoàn viên, NLĐ trị giá trên 600 triệu đồng nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân.

Thành lập 260 tổ, nhóm tiết kiệm hùn vốn xoay vòng không lãi có hơn 1.450 đoàn viên tham gia, góp vốn từ 100.000 - 500.000 đồng/tháng; phối hợp với chính quyền tín chấp cho gần 1.000 lượt CNVCLĐ vay trên 20 tỉ đồng giúp tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho đoàn viên, CNVCLĐ.

Đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động Công đoàn

Vận động CNVCLĐ đóng góp quỹ Mái ấm Công đoàn với số tiền trên 220 triệu đồng.

6 tháng cuối năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Thạnh Trị chủ động tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật. Nắm tình hình và giám sát việc trả lương, trả thưởng của doanh nghiệp, phản ánh kịp thời với công đoàn cấp trên.

Thực hiện các biện pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. Chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp, người sử dụng lao động chăm lo đời sống CNVCLĐ, nhất là dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, đảm bảo cho CNVCLĐ được đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng ghi nhận và đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm; đề nghị LĐLĐ huyện Thạnh Trị cần tập trung thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm đặc biệt là các chỉ tiêu đã đề ra. Cũng trong dịp này BCH LĐLĐ huyện đã khen thưởng cho 07 tập thể và 22 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn năm học 2023 - 2024.

PHƯƠNG ANH


返回
Điểm tựa cho người bán vé số dạo
Những người bán vé số dạo đa phần là trẻ em, phụ nữ, người lớn tuổi, người nghèo, hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Nghề bán vé số dạo cũng không nằm trong danh mục ngành nghề nào, không hợp đồng lao động. Từ thực tế này, tỉnh Sóc Trăng đã thành lập được 3 nghiệp đoàn bán vé số với 67 đoàn viên tham gia.

Một buổi sinh hoạt định kỳ của Nghiệp đoàn bán vé số Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: Phương Anh

Bước chân vạn dặm

Với mỗi tờ vé số bán được, người bán chỉ lãi được khoảng 1.000 đồng. Tùy vào sức khỏe, lứa tuổi mỗi ngày có người nhận từ vài chục đến vài trăm tờ vé số để bán.

“Có khi bán được thì lời cũng khoảng 100.000 đồng, lắm lúc chỉ đủ mua 1kg gạo là nhiều. Chưa kể việc đại lý không cho trả lại vé số bán “ế”’ - ông Lin - một người bán vé số dạo ở huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) - cho biết.

Cũng theo ông Lin, nghề bán vé số đòi hỏi phải đi nhiều, gặp nhiều người để mời gọi nên hầu như mỗi ngày ông đều di chuyển hàng chục cây số để bán bất chấp nắng mưa. “Hôm nào gặp được đám tiệc đông người ta mua nhiều mình bán nhanh, còn không thì phải đi khắp hết các tuyến đường để mời gọi mọi người. Có khi mưa gió không ai mua thì coi như hôm đó ôm hết vé số này” - ông Lin nói.

Điểm tựa cho người bán vé số dạo

Tháng 5 vừa qua, LĐLĐ huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) thành lập Nghiệp đoàn bán vé số Trần Đề với 30 thành viên tham gia - đây cũng là Nghiệp đoàn bán vé số đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng.

Ông Hoa Trần Thế - Chủ tịch LĐLĐ huyện Trần Đề - cho biết, việc thành lập Nghiệp đoàn nhằm tập hợp người bán vé số trên địa bàn vào một tổ chức để các thành viên có nơi sinh hoạt, nâng cao kiến thức. LĐLĐ huyện cũng sẽ là cầu nối trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người bán vé số để có những đề xuất với công ty, kịp thời đáp ứng cho NLĐ.

Theo ông Huỳnh Lin - đoàn viên Nghiệp đoàn bán vé số Trần Đề: “Trước đây thì mạnh ai nấy bán, nếu khó khăn cũng không biết dựa vào đâu. Còn bây giờ vào Nghiệp đoàn mọi người hỗ trợ, không giành mối, sống chan hòa với nhau. Ban chấp hành Nghiệp đoàn còn quan tâm mọi người, ai đau ốm, bệnh tật được hỗ trợ tiền, lễ, Tết còn được tặng quà nữa”.

Tương tự tại TX Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), Nghiệp đoàn bán vé số phường 1 cũng được thành lập trên tinh thần tập hợp người bán vé số vào tổ chức Công đoàn. Qua đó để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ vốn, kiến thức giúp NLĐ ổn định cuộc sống; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho NLĐ.

Ông Lâm Văn Tùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thị xã Ngã Năm - thông tin, các đoàn viên trong Nghiệp đoàn đều là lao động tự do, hoàn cảnh khó khăn, kiếm sống nhờ vào tiền bán vé số dạo.

“Việc thành lập Nghiệp đoàn rất quan trọng trong công tác phát triển đoàn viên nhất là khu vực phi chính thức; giúp NLĐ được đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần khi tham gia vào tổ chức Công đoàn” - ông Tùng nói.

Đến nay tỉnh Sóc Trăng đã thành lập được 3 Nghiệp đoàn bán vé số với 67 thành viên. Các Nghiệp đoàn đều có Ban Chấp hành, sinh hoạt định kỳ và thường xuyên liên lạc thông qua các cuộc hội họp.

PHƯƠNG ANH


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập