TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

Back
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/01/2018

* Tăng tiền lương tháng đóng BHXH
     Tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/01/2018 trở đi bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Khoản tính đóng BHXH
     1. Mức lương
      2. Phụ cấp lương
     Là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:
      - Phụ cấp chức vụ, chức danh;
      - Phụ cấp trách nhiệm;
      - Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
      - Phụ cấp thâm niên;
      - Phụ cấp khu vực;
      - Phụ cấp lưu động;
      - Phụ cấp thu hút;
      - Các phụ cấp có tính chất tương tự.
Khoản không tính đóng BHXH
      1. Các khoản chế độ và phúc lợi khác
      - Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động;
      - Tiền thưởng sáng kiến;
     - Tiền ăn giữa ca;
     - Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giũa trẻ, nuôi con nhỏ;
     - Khoản hỗ trợ cho NLĐ có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn bị TNLĐ, BNN và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
      Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH 2014 về BHXH bắt buộc.
* Thêm đối tượng bắt buộc tham gia BHXH
     Từ ngày 01/01/2018, đối tượng tham gia BHXH được mở rộng thêm bao gồm NLĐ có hợp đồng từ 01 đến 3 tháng, NLĐ nước ngoài có giấy phép lao động, giấy phép hành nghề.
     Hiện có một lượng không nhỏ NLĐ có hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Quy định mới sẽ giúp nhóm lao động này được tham gia BHXH, được trợ giúp khi gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm,…Tuy vậy, có đơn vị sử dụng lao động e ngại rằng, việc đóng BHXH cho NLĐ 1-3 tháng sẽ khiến doanh nghiệp “phiền phức” bởi lượng lao động này không ổn định, thường xuyên chuyển chổ làm, đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất có tính mùa vụ, sử dụng nhiều lao động ngắn hạn.
* Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ có thể bị phạt tù đối với cá nhân, phạt tiền đối với pháp nhân 
     Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, từ 01/01/2018, nếu chủ doanh nghiệp trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ có thể lĩnh án tới 7 năm tù.
      Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ mà gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ từ 06 tháng trở lên, đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoạc phạt tù từ 3 tháng đến 01 năm:
      - Trốn đóng bảo hiểm từ 50 đến 300 triệu đồng;
      - Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 NLĐ.
      Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng.
     Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
      - Phạm tội 02 lần trở lên;
      - Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
      - Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ theo quy định trên.
      Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.
     Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
      - Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000đ trở lên;
      - Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
      - Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ theo quy định trên.
      Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 01 đến 03 tỷ đồng;
     Các chuyên gia cho rằng, việc hình sự hóa hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, bảo vệ các quan hệ pháp luật và những quy định trong lĩnh vực lao động được nghiêm chỉnh thực thi.

Trích LĐ&CĐ số 631 kỳ 1 tháng 11-2017


liên kết web