TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

Back
KẾT QUẢ 3 NĂM PHỐI HỢP TỔ CHỨC LỄ CƯỚI TẬP THỂ CHO ĐOÀN VIÊN, CNVCLĐ TỈNH SÓC TRĂNG
Thực hiện quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

     Căn cứ Thông tư Số 04/2011/TT-BVHTTDL, ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch“ quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”.
     Với chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), trong những năm qua các cấp Công đoàn tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chăm lo cho đoàn viên, CNVCLĐ từ mái nhà, che nắng, che mưa, những món quà chia sẻ lúc khó khăn, hoạn nạn, những phần quà tết... đặc biệt, từ năm 2015 đến nay hàng năm, Ban Thường vụ (BTV) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam tỉnh Sóc Trăng - Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh tổ chức Lễ cưới tập thể cho đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nghề nghiệp. 

 Các cặp đôi tại Lễ cưới tập thể 2015

     Có thể nói năm 2015 tỉnh Sóc Trăng là một tỉnh đầu tiên khu vực Đồng Bằng Sông cửu Long đã tổ chức được Lễ cưới tập thể cho đoàn viên, CNVCLĐ. Lễ cưới tập thể là một hoạt động mang đậm tính nhân văn, ý nghĩa, thiết thực nhằm mục đích tuyên truyền cho đoàn viên, CNVCLĐ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới cho phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc. Qua đó, chia sẻ một phần khó khăn và chăm lo cho đoàn viên, CNLĐ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, hướng đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ và hạnh phúc.

Đ/c Hồ Thị Cẩm Đào – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy
phát biểu tại Lễ cưới tập thể 2016

     Qua 3 mùa cưới đã có 47 cập đôi là 47 hoàn cảnh khó khăn khác nhau yêu thương nhau, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn chưa thể tổ chức được lễ cưới cho chính mình; thực tế, những năm qua trong ngày cưới nhiều người ngạc nhiên khi thấy có những cặp cô dâu chú rể dắt theo con để làm đám cưới, sống chung với nhau đã nhiều năm nhưng chưa đủ tiền đám cưới, chưa đăng ký kết hôn và đã có con 2 tuổi.
     Thấu hiểu và để chia sẽ một phần khó khăn đó, từ năm 2015 đến nay khi các cập đôi tham gia Lể cưới được hưởng nhiều chính sách chăm lo như: Mỗi cập đôi được tặng thẻ ATM tài khoản tiết kiệm 1.000.000 đồng; cập điện thoại + Sim; Trang điểm, áo cưới, ghi hình ngoại cảnh và ảnh lưu niệm; Truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình; xe hoa diễn hành các đường phố chính của TP; thiệp cưới; Thẻ BHYT; Nhà hàng, trang trí sân khấu lễ cưới, bánh cưới, tiệc ngọt đãi bạn bè người thân các cập đôi; trước khi cưới được khám sức khỏe, tập huấn kiến thức “Xây dựng gia đình hạnh phúc”; đặc biệt được xét tặng “Mái ấm Công đoàn”,  “Căn phòng mơ ước”, “Nhà đại đoàn kết” và tour “Hành trình trái tim” hưởng tuần trăng mật đến Vũng Tàu, Đà Lạt… hoàn toàn miễn phí; đồng thời, được xét cho vay lãi suất 0%, thời hạn 3 năm …Tính chung qua 3 năm, Lễ cưới tập thể đoàn viên, CNVCLĐ được tổ chức tổng kinh phí là 1.051.138.000 đồng; tất cả chi phí cho Lễ cưới hầu hết đều từ nguồn vận động. 

Các cặp đội Lễ cưới tập thể 2017 

     Để Lễ cưới tập thể cho đoàn viên, CNVCLĐ đạt được hiệu quả, xin chia sẽ một số kinh nghiệm cơ bản sau: 
     - Thứ nhất, phải tranh thủ Tỉnh ủy, sự đồng thuận của UBND tỉnh về chủ trương đồng ý cho tổ chức Lễ cưới tập thể đoàn viên, CNVCLĐ trong tỉnh; đặc biệt, là sự quan tâm hỗ trợ của các đơn vị, nhà tài trợ để tất cả mọi chi phí cho Lễ cưới phải từ nguồn xã hội hóa. Trước khi xây dựng Kế hoạch cần tham khảo với một số tỉnh đã tổ chức Lễ cưới (vì họ đã có kinh nghiệm) về cách thức xây dựng Kế hoạch, quy định cụ thể đối tượng và điều kiện tham gia, nội dung, tổ chức thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể từng đơn vị; Kế hoạch Lễ cưới được 3 bên đơn vị phối hợp thống nhất trước khi phát hành.
     - Thứ hai, Kế hoạch Lễ cưới được gửi đến LĐLĐ huyện, TX, TP; CĐ ngành tương đương; CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh và Hội Liên hiệp thanh niên cấp Huyện TX, TP có trách nhiệm tuyên tuyền, thông báo đến đoàn viên, hội viên đăng ký tham gia Lễ cưới Tập thể. Song song đó phân công cán bộ theo dõi nhận hồ sơ và nhắc nhỡ cấp trực thuộc hướng dẫn thủ tục, hồ sơ cho đoàn viên, CNVCLĐ khi đăng ký đảm bảo đúng theo quy định của Ban tổ chức Lễ cưới.
     - Thứ ba, Ban Tổ chức Lễ cưới họp xét hồ sơ; khi có danh sách cụ thể các cập đôi đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lễ cưới, Lãnh đạo 3 bên cử cán bộ đến tận gia đình, nơi ở, nơi làm việc của các cấp đôi tìm hiểu thêm về gia cảnh, ghi hình phóng sự… để làm cơ sở, căn cứ cho việc chọn đối tượng hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”, “Căn phòng mơ ước”, “Nhà đại đoàn kết” và xây dựng các đoạn video lip phục vụ cho ngày diễn ra Lễ cưới. Sau khoảng thời gian 5 ngày đi khảo sát ghi hình 3 đơn vị phối hợp hợp lần cuối chọn đối tượng được hỗ trợ nhà và kết quả này sẽ công bố tại Lễ cưới để tạo sự bất ngờ cho các cập đôi và tăng tính hập dẫn cho lễ cưới; đồng thời, mở lớp tập huấn kiến thức “Xây dựng gia đình hạnh phúc” cho các cập đôi.
     - Thứ 4, để tạo sức lan tỏa trong đoàn viên, CNVCLĐ nói riêng đặc biệt là toàn tỉnh nói chung, chương trình Lễ cưới đã được truyền hình trực tiếp trên kênh STV1 (thời lượng 60 phút) gồm: chiếu phóng sự Lễ cưới tập thể của những năm đã tổ chức nội dung ghi nhanh về cuộc sống của các cập đôi được hổ trợ vốn sản xuất; đại diện Lãnh đạo 3 đơn vị phối hợp phát biểu chúc mừng các cập đôi; Lãnh đạo Tỉnh ủy phát biểu; Trao giấy đăng ký kết hôn cho các cập đôi; trao hoa và giấy chứng nhận cho các đon vị tài trợ; đại diện cập đôi phát biểu; trao quà của các cơ quan ban ngành cho các cập đôi, lễ cưới kết thúc.
     Lễ cưới tập thể cho đoàn viên, CNVCLĐ là một việc làm mới của tỉnh, bên cạnh những thuận lợi, mặt làm được cũng còn gặp phải những khó khan. Tuy nhiên 3 đơn vị phối hợp, đã cố gắng khắc phục, vượt qua…do vậy 3 lần tổ chức Lễ cưới đều được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở, ngành trong tỉnh giá cao và cho rằng lần đầu thực hiện nhưng có hiệu quả.

PK


liên kết web