TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

Back
“Quy định đóng kinh phí công đoàn là để chăm lo cho người lao động” (19/05/2016)
Ông Lê Như Tiến (ảnh) nhấn mạnh: Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật CĐ vào ngày 20.6.2012 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2013, đúng thời điểm các tổ chức CĐ phát triển rất mạnh. Luật Công đoàn 2012 đã hướng tới việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, các đoàn viên CĐ và tạo điều kiện để các tổ chức công đoàn phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, trên tinh thần ở đâu có người lao động ở đó có công đoàn.

 

        Và tổ chức công đoàn cũng giống như các tổ chức khác, muốn hoạt động được thì phải có quỹ của công đoàn. Việc luật quy định kinh phí công đoàn là dùng quỹ này để thăm hỏi đoàn viên công đoàn, người lao động khi bị ốm đau, hỗ trợ, trợ cấp người lao động lúc khó khăn, thai sản, hoạn nạn. Tôi cũng là người bấm nút thông qua Luật Công đoàn nên tôi nhận thấy những quy định trong Luật Công đoàn là rất phù hợp với thực tiễn và quan trọng hơn cả là đã bảo vệ tốt quyền lợi chính đáng cho người lao động.

        Luật Công đoàn đã quy định mức đóng kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vậy ông có thể nói rõ hơn về quyền lợi của người lao động được hưởng từ quy định này?

 

       - Tôi thấy đó là quy định rất đúng và phù hợp. Như tôi nói ban đầu, nếu không có quỹ này thì lấy gì để tổ chức công đoàn hoạt động, lấy gì để hỗ trợ, giúp đỡ người lao động khi gặp rủi ro và bảo vệ người lao động. Điều này đã được quy định rõ trong Luật Công đoàn rồi.

 

       Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp để bình chọn “các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất”, trong số các đề cử “quy định tồi” có quy định nộp kinh phí CĐ. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

 

       - Tôi thấy nói như vậy là cực đoan, cần phải xem lại. Bởi vì chúng ta có quy định về đóng kinh phí công đoàn. Chỉ có điều là quy định về kinh phí đừng có quá sức chịu đựng của doanh nghiệp thôi. Chứ còn đóng một khoản kinh phí phù hợp thì nên tuân thủ. Một điều nữa tôi cho rằng đây là quy định đã được luật hóa rồi thì anh phải chấp hành, vì đây là lợi ích của người lao động. Chứ anh không thể nói đây là quy định tồi được. Tôi xin nhắc lại, đây là quy định của pháp luật rất phù hợp để chăm lo cho người lao động thì doanh nghiệp và mọi người dân đều phải chấp hành.

     Khi doanh nghiệp chăm lo cho NLĐ tốt sẽ làm cho người lao động toàn tâm, toàn ý chăm lo sản xuất, nâng cao năng suất lao động       đem lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp.

 

   - Xin cảm ơn ông!

 

                                                               (Trích bài đăng trên Báo Lao động Số 113, ngày thứ tư 18.5.2016 của tác giả Xuân Hải).
 

liên kết web