Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh dùng cơm trưa với công nhân lao động
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng và các cán bộ công đoàn đến dự và dùng cơm trưa với công nhân lao động tại công ty.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng tặng quà cho ông Lee Jong Min - Giám đốc bộ phận tổng vụ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa chất HS Sóc Trăng - Việt Nam
Chương trình “Bữa cơm công đoàn” tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa chất HS Sóc Trăng - Việt Nam cung cấp 1.200 suất ăn cho đoàn viên, người lao động. Mỗi suất trị giá 50.000 đồng, tăng hơn 31.500 đồng/suất so với bữa cơm hằng ngày. Ngoài các món chính, bữa cơm còn cung cấp thêm sữa chua, trứng, giúp đoàn viên, người lao động có bữa ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng dùng cơm trưa với công nhân lao động. Ảnh: Trường Khoa
“Bữa cơm Công đoàn” là hoạt động được nhiều công đoàn cơ sở phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động tổ chức nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024). Đây cũng là dịp để người lao động, tổ chức công đoàn và lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ, trò chuyện, tạo bầu không khí đoàn kết, thấu hiểu. Từ đó tạo dựng niềm tin và sự gắn bó của đoàn viên, người lao động đối với tổ chức công đoàn và doanh nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng và ông Lee Jong Min - Giám đốc bộ phận tổng vụ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa chất HS Sóc Trăng - Việt Nam tặng quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh. Trường Khoa
Dịp này, lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng trao tặng 1 phần quà cho Ban Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa chất HS Sóc Trăng - Việt Nam. Đồng thời tặng 40 phần quà, mỗi phần 200.000 đồng đến đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn.
HẢI HÀ - TRƯỜNG KHOA
Hội thảo chuyên đề Giải pháp thực hiện hiệu quả nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”
Đến dự và chủ toạ Hội thảo cáo các đồng chí: Châu Tuấn Hồng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo; Nguyễn Văn Hoá, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục; Lâm Thị Thiên Lan, Trưởng Phòng TCCB Sở Giáo dục và Đào tạo. Tham dự Hội thảo có trên 170 cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn trong ngành, gồm: Lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở GDĐT; lãnh đạo Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT; Chủ tịch các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Giáo dục; tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ công đoàn các đơn vị trực thuộc.
Đồng chí Châu Tuấn Hồng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo có 29 báo cáo tham luận xoay quanh 02 chủ đề chính: Nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; nhóm nhà giáo cùng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần. Các báo cáo tham luận chia sẻ nhiều cách làm hay, có hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, như: Sự hợp tác, chia sẻ cùng thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp; sự phối hợp, động viên, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà giáo, trong các hoạt động giáo dục, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học,… hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống; sự hỗ trợ với nhau trong công tác bồi dưỡng thường xuyên, góp phần hình thành và phát triển đội ngũ nhà giáo có chuyên môn vững vàng, có đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp; việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường, xây dựng trường học hạnh phúc; xây dựng tổ chuyên môn, tổ công đoàn đoàn kết, tương thân tương ái, chia sẻ, giúp nhau trong cuộc sống; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá - thể thao…
Các ý kiến phát biểu tham luận, thảo luận tại Hội thảo cũng chia sẻ, làm rõ thêm nhiều vấn đề như: Xây dựng Cộng đồng phát triển chuyên môn ở trường phổ thông - Những kỳ vọng và thách thức từ góc nhìn văn hoá; tăng cường hoạt động giao lưu liên trường của tổ chuyên môn; vai trò kết nối giữa các nhà giáo trong việc thực hiện thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác công đoàn…
Hội thảo đã góp phần chia sẻ, thúc đẩy hoạt động nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”; giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Công đoàn ngành Giáo dục
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Ngọn lửa nồng nàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho công nhân, công đoàn | 24/07/2024 |
Bữa cơm Công đoàn gắn kết đoàn viên, người lao động | 18/07/2024 |
Đoàn viên vùng sâu huyện Kế Sách được nhận nhà Đại đoàn kết | 18/07/2024 |
Trao 2 Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở | 18/07/2024 |
Nhiều mô hình hùn vốn hiệu quả cho đoàn viên tham gia | 18/07/2024 |

Tổng LĐLĐVN kiểm tra thực hiện Đề án 1780 và Đề án 231 tại ĐBSCL
Buổi làm việc liên quan đến các vấn đề như: Thực hiện Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng tới năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1780) và Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 231) và kiểm tra, đánh giá phân loại Nhà Văn hóa Lao động của các tổ chức Công đoàn.
Phó Chủ tịch thường trực TLĐLĐVN Trần Thanh Hải tại buổi làm việc. Ảnh: N.T
Tại buổi làm việc, đại diện LĐLĐ các địa phương đã báo cáo nhiều khó khăn trong việc thực hiện đề án 231. Dù được triển khai rộng và có kế hoạch, tuy nhiên việc tổ chức các lớp học, xây dựng các trường đào tạo cho công nhân vẫn gặp nhiều bất cập. Nguyên nhân do công nhân không mặn mà với việc học tập.
Sau khi nghe các LĐLĐ báo cáo công tác triển khai thực hiện, cũng như khó khăn trong quá trình triển khai các Đề án trên, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho rằng, Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020” bảo vệ quyền lợi để người lao động, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang vận động rất nhanh.
Theo Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải, việc khuyến khích cho người lao động nỗ lực học tập là cần thiết, bởi học nghề là phải học liên tục, học suốt đời thì công nhân mới được nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề, có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.
Ngoài ra, việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cho người lao động là rất cần thiết và quan trọng. Thiết chế nhà văn hóa trong các khu công nghiệp là cần thiết, phục vụ tốt và nâng cao đời sống tinh thần của công nhân, đồng thời, củng cố uy tín của tổ chức Công đoàn trong người lao động.
“Sinh ra nhà văn hóa của người lao động thì trước hết phải phục vụ cho người lao động, phục vụ về đời sống tinh thần cho người lao động. Người lao động phải cảm nhận được rằng, đây là nơi giúp cho đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú và cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn” – Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN khẳng định.
TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/tong-ldldvn-kiem-tra-thuc-hien-de-an-1780-va-de-an-231-tai-dbscl-815122.ldo
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Đề xuất nghề giáo viên mầm non là nặng nhọc | 19/06/2020 |
Cảnh báo tình trạng thu gom sổ BHXH của người lao động | 17/06/2020 |
Chính sách mới áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức từ 1-7-2020 | 16/06/2020 |
Đoàn viên công đoàn hiểu biết sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh | 19/05/2020 |
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội - Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó | 08/05/2020 |
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5-2020 người lao động nên biết | 07/05/2020 |
Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm | 09/04/2020 |
Sóc Trăng tạm dừng hoạt động cơ sở karaoke, massage để phòng ngừa COVID-19 | 26/03/2020 |