Trên 208 tỉ đồng chăm lo cho đoàn viên, người lao động khu vực Nam sông Hậu
Chiều ngày 15/6, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh, Ban Thường vụ Liên Lao động tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động Cụm thi đua các liên đoàn lao động tỉnh khu vực Nam Sông Hậu 6 tháng đầu năm 2024 (gồm tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) . Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Khởi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Tấn Hậu - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo liên đoàn lao động các tỉnh trong cụm thi đua khu vực Nam Sông Hậu.
6 tháng đầu năm 2024, LĐLĐ các tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động tổ chức tặng quà cho 242.705 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 191,548 tỉ đồng nhân dịp Tết Nguyên đán; có 1.244/442 CĐCS cơ quan, doanh nghiệp tổ chức hoạt động Tháng công nhân, đã tặng quà cho 12.903 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 5,648 tỉ đồng.
Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo.
Ký kết mới thỏa thuận hợp tác với 63 doanh nghiệp. Qua đó, có 39.591 lượt đoàn viên, CNVCLĐ được thụ hưởng chính sách ưu đãi khi mua sắm, sử dụng dịch vụ với tổng số tiền được giảm hơn 5,978 tỉ đồng.
Đã chi hỗ trợ cất mới, sửa chữa 260 căn nhà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với tổng số tiền 10,873 tỉ đồng. Thực hiện mô hình chung của Cụm, các LĐLĐ tỉnh đã kịp thời hỗ trợ cất mới 06 nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Sóc Trăng với tổng số tiền 300 triệu đồng.
Hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS thương lượng, ký mới thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ở 34/28 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, các bản TƯLĐTT đều có nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Đồng chí Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu chỉ đạo
Có 75 doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá trị bữa ăn với giá trị thấp nhất từ 20.000 - 25.000 đồng/suất trở lên đối với các doanh nghiệp thuộc vùng I, vùng II và từ 18.000-22.000 đồng/suất trở lên đối với địa bàn thuộc vùng III, vùng IV. Chất lượng bữa ăn ca được cải thiện tốt hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm góp phần duy trì sức khỏe, khả năng lao động của NLĐ.
Các LĐLĐ tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, công đoàn, chế độ BHXH, BHYT, BHTN. 6 tháng đầu năm 2024 khu vực Nam Sông Hậu không có xảy ra tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể. Công đoàn các tỉnh trong khu vực đã phát triển thêm gần 9.400 đoàn viên và thành lập 19 CĐCS doanh nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đóng góp, đề xuất ý kiến với Cụm thi đua
Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ những cách làm hay trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; phân tích, làm rõ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong hoạt động công đoàn và thực hiện các phong trào thi đua. Qua đó đề xuất, kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tháo gỡ một số khó khăn.
Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng và biểu dương những thành tích đạt được của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn các tỉnh khu vực Nam sông Hậu nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng trong 6 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy mong muốn liên đoàn lao động các tỉnh khu vực Nam sông Hậu thắt chặt thêm mối quan hệ đoàn kết, gắn bó; tăng cường hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau, tích cực trao đổi về những mô hình mới, cách làm hay để phục vụ cho sự phát triển chung của tổ chức công đoàn ở các địa phương, góp phần đưa công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, người lao động trong khu vực lớn mạnh hơn trong thời gian tới.
Quang cảnh Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, LĐLĐ các tỉnh cần có giải pháp hiệu quả hơn nữa nhằm phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS gắn với công tác xây dựng Đảng. Tập trung triển khai Nghị quyết Công đoàn các cấp; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đồng thời chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS.
Dịp này, 12 LĐLĐ các tỉnh ĐBSCL cũng đã ký kết Chương trình thỏa thuận hợp tác với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.
ANH KHOA
Nhiều hoạt động hướng về 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Ngày 7.7, đồng chí Trương Thị Loan Anh - Chủ tịch LĐLĐ huyện Long Phú cho biết hướng đến chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, LĐLĐ huyện tổ chức nhiều hoạt động như về nguồn, giao lưu học tập kinh nghiệm với Liên đoàn Lao động huyện Ngọc Hiển, LĐLĐ huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) trong việc thành lập Nghiệp đoàn khu vực ngoài nhà nước (lĩnh vực dịch vụ nấu ăn).
Đoàn công tác về nguồn, giao lưu học tập kinh nghiệm tại Cà Mau
Theo đồng chí Loan Anh trên địa bàn huyện Long Phú loại hình kinh doanh này có số lượng đông, tiềm năng để thành lập Nghiệp đoàn, sắp tới LĐLĐ huyện sẽ vận động chủ doanh nghiệp để tham gia.
Đồng chí Loan Anh cho biết thêm, LĐLĐ huyện còn tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong đoàn viên, hội viên và người dân góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới. Ra quân thực hiện công trình trồng cây Huỳnh Anh 2 bên đường huyện lộ 25, 26, xã Tân Hưng, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) với chiều dài gần 4 km nhằm tạo khí thế sôi nổi, tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
PHƯƠNG ANH

Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 9/2019
1. Quy định mức thù lao tối đa của giáo viên, người dạy nghề đào tạo trình độ sơ cấp
Thông tư 40/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 152/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2019. Đáng chú ý tại văn bản này là nội dung sửa đổi về mức chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
Cụ thể, theo Khoản 7 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BTC sửa đổi Khoản 3 Điều 10 Thông tư 152/2016/TT-BTC, mức thù lao đối với giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng như sau:
- Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước: Áp dụng mức tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng.
Người dạy nghề không thuộc trường hợp nêu trên: Mức chi do thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì xây dựng đơn giá đặt hàng đề xuất, tối đa không quá mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BTC. Theo đó, tùy theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao.
Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học).
2. Giảng viên các trường cao đẳng, trung cấp có hệ số lương cao nhất là 8,0
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 12/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 26-9-2019.
Cụ thể, theo Điều 3 Thông tư 12, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp và giáo viên giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư 10/2018/TT-BNV và Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH , được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP , cụ thể như sau:
- Giảng viên GDNN cao cấp hạng I từ hệ số lương 6,20 đến 8,00; giáo viên GDNN hạng I từ hệ số lương 5,75 đến 7,55;
- Giảng viên GDNN chính hạng II và giáo viên GDNN hạng II từ hệ số lương 4,40 đến 6,78;
- Giảng viên, giáo viên GDNN lý thuyết hạng III từ hệ số lương 2,34 đến 4,98;
- Giảng viên, giáo viên GDNN thực hành hạng III từ hệ số lương 2,10 đến 4,89;
- Giáo viên GDNN hạng IV từ hệ số lương 1,86 đến 4,89.
Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.
3. Hướng dẫn chuyển xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành văn thư
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư 10/2019/TT-BNV hướng dẫn việc xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư, có hiệu lực thi hành ngày 20-9-2019.
Theo đó, đối với công chức đang làm công tác văn thư từ các ngạch công chức chuyên ngành văn thư hiện giữ hoặc các ngạch công chức khác sang ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư 14/2014/TT-BNV được chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV , cụ thể:
Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 9-2019 - Ảnh 1.
Cán bộ BHXH TP HCM trong giờ làm việc
- Đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch chuyên viên chính văn thư và tương đương: Xếp lương ngạch văn thư chính (mã số 02.006);
- Đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch chuyên viên văn thư và tương đương: Xếp lương ngạch văn thư (mã số 02.007);
- Đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch cán sự văn thư và tương đương hoặc công chức hiện đang xếp lương ngạch nhân viên văn thư có trình độ từ trung cấp trở lên: Xếp lương ngạch văn thư trung cấp (mã số 02.008).
4. Tăng mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ
Thông tư 106/2019/TT-BQP hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc có hiệu lực thi hành từ ngày 8-9-2019.
Theo đó, mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc được điều chỉnh tăng thêm 7,19% trên mức trợ cấp hàng tháng của tháng 6-2019.
Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng sau khi điều chỉnh từ ngày 1-7-2019 cụ thể như sau:
- Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, trợ cấp: 1.891.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, trợ cấp: 1.977.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, trợ cấp: 2.064.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, trợ cấp: 2.150.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, trợ cấp: 2.235.000 đồng/tháng.
5. Nguồn kinh phí tăng lương cơ sở năm 2019 tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 46/2019/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 6-9-2019.
Theo đó, 3 nguồn kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 44/2019/NĐ-CP tại các đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể như sau:
Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 9-2019 - Ảnh 2.
Cán bộ BHXH TP HCM trong giờ làm việc
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2019 (nếu có).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2019 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện đến mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng). Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2019 tăng thêm so với dự toán năm 2018 được cấp có thẩm quyền giao.
K.An - Hoàng Triều
Nguồn:http://www.congdoan.vn/tin-tuc/doi-song-cong-nhan-503/chinh-sach-tien-luong-co-hieu-luc-tu-thang-9.2019-410748.tld