Voltar
256 cán bộ tại huyện Kế Sách được bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn
256 cán bộ được tham gia lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cán bộ Công đoàn năm 2024.

Sáng 25.10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cán bộ Công đoàn năm 2024.

Lớp bồi dưỡng được tổ chức trong 2 ngày (25 - 26.10), 256 Cán bộ Công đoàn CĐCS trực thuộc LĐLĐ huyện được báo cáo viên thông tin các nội dung về công tác tổ chức - kiểm tra, công tác tài chính Công đoàn, nữ công - tuyên giáo và một số văn bản có liên quan.


256 cán bộ Công đoàn tập huấn về công tác tổ chức - kiểm tra, nữ công - tuyên giáo và tài chính công đoàn.

Theo đồng chí Võ Văn Ngon - Chủ tịch LĐLĐ huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng), việc tổ chức lớp bồi dưỡng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác Công đoàn, giúp cán bộ Công đoàn nắm vững nội dung, phương pháp hoạt động, nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động Công đoàn, nhất là các đồng chí mới tham gia Ban Chấp hành CĐCS. Qua đó, thực hiện tốt vai trò giám sát bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, làm tốt vai trò người đại diện, cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động.

PHƯƠNG ANH


Voltar
Tuổi cao thì năng suất lao động kém
Qua khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp (DN), đặc biệt là những DN thâm dụng lao động (dệt may, giày da), không muốn sử dụng lao động lớn tuổi.

         Nhiều DN thậm chí còn tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều công nhân từ 35-45 tuổi, do ở độ tuổi này thì sức khỏe, độ nhanh nhạy, kỹ năng làm việc của người lao động (NLĐ) càng giảm, trong khi phải trả lương cao vì thâm niên làm việc. Đề cập thực trạng này, tại các hội thảo góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) do các cấp Công đoàn (CĐ) tổ chức, nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của NLĐ, đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất.


Qua khảo sát, phần lớn công nhân trực tiếp sản xuất không muốn nâng tuổi nghỉ hưu Ảnh: HOÀNG TRIỀU

        Kinh tế phát triển kéo theo các điều kiện chăm sóc ý tế được cải thiện, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam vì thế ngày càng cao. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là sức khỏe của người dân, đặc biệt là lao động chân tay, được cải thiện. Ở nhiều DN, môi trường làm việc, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động chậm được cải thiện, chất lượng bữa ăn giữa ca của NLĐ cũng không bảo đảm. Những yếu tố này khiến sức khỏe NLĐ không được cải thiện. Lớn tuổi mà sức khỏe kém thì hiệu quả công việc của NLĐ rất thấp. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu, chắc chắn sẽ có một bộ phận không nhỏ công nhân trực tiếp sản xuất xin nghỉ việc để hưởng trợ cấp một lần, lúc đó liệu chính sách hưu trí có còn là chính sách an sinh xã hội đúng đắn nữa không? Qua đây cho thấy việc tăng tuổi hưu ở thời điểm này là chưa phù hợp.
        Từ thực tế trên, cá nhân tôi tán thành ý kiến của ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đó là mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến các yếu tố: đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn. Đối với NLĐ bị suy giảm sức khỏe, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền nghỉ hưu sớm hơn đến 10 năm so với quy định. Trong bối cảnh chúng ta đang giảm biên chế quyết liệt để sắp xếp tinh gọn bộ máy và một số lượng khá lớn sinh viên và người trong độ tuổi lao động không có việc làm, Quốc hội cần thận trọng khi xem xét thông qua đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu.

Đào Văn Hùng (huyện Củ Chi, TP HCM)

Nguồn: https://nld.com.vn/cong-doan/tuoi-cao-thi-nang-suat-lao-dong-kem-2019091521193759.htm

 


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập