Quan tâm chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động
Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina trực thuộc Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng. Công ty có 524 người lao động. Trong đó lao động là người dân tộc Khmer chiếm khoảng 50%, dân tộc Hoa chiếm khoảng 1,7%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 48,3%. Hầu hết đoàn viên, người lao động có thu nhập cao hơn mức lương tối thiểu vùng nên an tâm nỗ lực lao động sản xuất. Người lao động cũng được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ để làm việc trong môi trường an toàn, đồng hành lâu dài với công ty.
Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt tại đại hội.
Qua hơn 1 năm thành lập, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở lâm thời của công ty luôn quan tâm đến đời sống của đoàn viên, người lao động. Trong năm qua, công đoàn đã kết hợp với công ty thực hiện việc trợ cấp khó khăn, ốm đau, tai nạn, tang gia, hiếu hỉ... cho đoàn viên, người lao động ở mức từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng/suất, với tổng số tiền 36 triệu đồng. Công đoàn còn phối hợp với công ty kiểm tra, giám sát nơi cung cấp suất ăn, đảm bảo chất lượng bữa ăn giữa ca cho đoàn viên, người lao động tại công ty. Cùng với đó, các hoạt động tặng quà trong các dịp lễ, Tết, các chế độ bảo hiểm cho người lao động cũng được quan tâm thực hiện đầy đủ.
Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm 7 đồng chí. Đồng chí Bành Văn Trắng được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina nhiệm kỳ 2023 - 2028.
HẢI HÀ - BÁO SÓC TRĂNG
Trao 2 căn nhà Đại đoàn kết cho đoàn viên ở Thị xã Ngã Năm
Ngày 24.7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Sóc Trăng tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho 2 đoàn viên Công đoàn ở thị xã Ngã Năm.
Đó là đoàn viên Âu Quốc Phương thuộc CĐCS Trường THCS Mỹ Bình, xã Mỹ Bình. Ông là giáo viên, thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng, hiện nuôi vợ và 2 con nhỏ.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng trao nhà cho đoàn viên Âu Quốc Phương.
Còn đoàn viên Nguyễn Bạch Long thuộc CĐCS Trường Mầm non Phường 2, thị xã Ngã Năm. Ông là bảo vệ, thu nhập 3,5 triệu đồng/tháng và nuôi 2 con nhỏ học tiểu học.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng trao nhà cho đoàn viên Nguyễn Bạch Long.
2 đoàn viên trên đều có chung hoàn cảnh là khó khăn về nhà ở, ở nhờ nhà cha mẹ. LĐLĐ tỉnh đã kịp thời hỗ trợ 50 triệu đồng/đoàn viên từ Quỹ Vì người nghèo đã tiếp sức, giúp họ đủ điều kiện xây dựng ngôi nhà riêng khang trang, ấm áp hơn.
Tại buổi bàn giao nhà, đồng chí Lê Văn Phải - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - chúc mừng 2 đoàn viên, mong muốn gia đình sớm ổn định cuộc sống để làm việc.
PHƯƠNG ANH

Tuổi cao thì năng suất lao động kém
Nhiều DN thậm chí còn tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều công nhân từ 35-45 tuổi, do ở độ tuổi này thì sức khỏe, độ nhanh nhạy, kỹ năng làm việc của người lao động (NLĐ) càng giảm, trong khi phải trả lương cao vì thâm niên làm việc. Đề cập thực trạng này, tại các hội thảo góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) do các cấp Công đoàn (CĐ) tổ chức, nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của NLĐ, đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất.
Qua khảo sát, phần lớn công nhân trực tiếp sản xuất không muốn nâng tuổi nghỉ hưu Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Kinh tế phát triển kéo theo các điều kiện chăm sóc ý tế được cải thiện, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam vì thế ngày càng cao. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là sức khỏe của người dân, đặc biệt là lao động chân tay, được cải thiện. Ở nhiều DN, môi trường làm việc, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động chậm được cải thiện, chất lượng bữa ăn giữa ca của NLĐ cũng không bảo đảm. Những yếu tố này khiến sức khỏe NLĐ không được cải thiện. Lớn tuổi mà sức khỏe kém thì hiệu quả công việc của NLĐ rất thấp. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu, chắc chắn sẽ có một bộ phận không nhỏ công nhân trực tiếp sản xuất xin nghỉ việc để hưởng trợ cấp một lần, lúc đó liệu chính sách hưu trí có còn là chính sách an sinh xã hội đúng đắn nữa không? Qua đây cho thấy việc tăng tuổi hưu ở thời điểm này là chưa phù hợp.
Từ thực tế trên, cá nhân tôi tán thành ý kiến của ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đó là mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến các yếu tố: đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn. Đối với NLĐ bị suy giảm sức khỏe, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền nghỉ hưu sớm hơn đến 10 năm so với quy định. Trong bối cảnh chúng ta đang giảm biên chế quyết liệt để sắp xếp tinh gọn bộ máy và một số lượng khá lớn sinh viên và người trong độ tuổi lao động không có việc làm, Quốc hội cần thận trọng khi xem xét thông qua đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu.
Đào Văn Hùng (huyện Củ Chi, TP HCM)
Nguồn: https://nld.com.vn/cong-doan/tuoi-cao-thi-nang-suat-lao-dong-kem-2019091521193759.htm
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Bổ nhiệm Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy | 10/09/2019 |
Nhiều người lao động muốn được giảm giờ làm việc | 10/09/2019 |
Chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) | 06/09/2019 |
Chương trình phúc lợi đoàn viên: Đoàn viên công đoàn hưởng lợi trên 19,5 tỉ đồng | 05/09/2019 |
Điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp | 05/09/2019 |
Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 9/2019 | 03/09/2019 |