Voltar
Ra mắt mô hình Công đoàn với chuyển đổi số
Sáng ngày 23.5, Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Tú phối hợp với Công đoàn cơ sở thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa tổ chức Lễ ra mắt mô hình Công đoàn với chuyển đổi số (Dịch vụ công trực tuyến).

Theo đó, đoàn viên công đoàn ở bộ phận một cửa là người trực tiếp, tiếp nhận và thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) ra mắt mô hình Công đoàn với chuyển đổi số

Thứ 2 và thứ 4 hàng tuần bố trí 4 đoàn viên công đoàn/ngày tham gia trực tiếp vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyền và trực tiếp hỗ trợ hướng dẫn người dân thực hiện các thao tác, cung cấp các thông tin trong quá trình thực hiện hồ sơ trực tuyến.

Theo Công đoàn cơ sở thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, việc ra mắt mô hình "Công đoàn với chuyển đổi số" nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức đơn vị tích cực tham gia thực hiện dịch vụ công trực tuyến và cuộc họp không giấy.

Đoàn viên công đoàn ở bộ phận một cửa trực tiếp, tiếp nhận và thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn mọi người sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến nhằm từng bước nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng và tiện ích của việc chuyển đổi số đối với các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội; giúp người dân có những công cụ thật sự thuận tiện khi thực hiện các thủ tục hành chính.

PHƯƠNG ANH


Không có tin bài cũ hơn
Không có tin bài cũ hơn
Voltar
Nhiều người lao động muốn được giảm giờ làm việc
Trang facebook Công đoàn Việt Nam vừa tiến hành cuộc thăm dò ý kiến: Giảm giờ làm: Nên hay không? Cho đến hơn 16h ngày 9.9, đã có 571 lượt bình chọn và 82% chọn phương án giờ làm việc không quá 44 giờ/tuần (làm việc 5,5 ngày/tuần, nghỉ 1,5 ngày/tuần).

        Cụ thể, trang facebook Công đoàn Việt Nam đưa ra 2 phương án do Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đưa ra quy định giờ làm việc bình thường. Kết quả, đến hơn 16h ngày 9.9, chỉ có 18% lượt bình chọn chọn phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành (không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần, tức làm việc 6 ngày/tuần, chỉ nghỉ 1 ngày/tuần); trong khi đó, 82% chọn phương án làm việc không quá 44 giờ/tuần (làm việc 5,5 ngày/tuần, nghỉ 1,5 ngày/tuần).
         Các bình luận về cuộc thăm dò ý kiến cũng ủng hộ phương án 2. Nhiều người cho rằng, nếu giảm giờ làm, mức lương thưởng vẫn được giữ nguyên thì sẽ giúp người lao động có thêm thời gian dành cho gia đình, vì hiện tại công việc chiếm hết thời gian nên họ không có thời gian quan tâm đến gia đình.
       Có ý kiến bình luận: “Cơ quan nhà nước được nghỉ thứ 7, phía doanh nghiệp cũng nên cho cán bộ công nhân viên được nghỉ thứ 7”; người lao động cần được nghỉ như công chức, viên chức để tái tạo sức lao động…

Kết quả cuộc thăm dò tính đến hơn 16 giờ ngày 9.9.2019

        Một ý kiến khác thì chọn phương án giảm giờ làm việc, nhưng cho rằng doanh nghiệp không được cắt giảm lương, thưởng thì mới đảm bảo đúng quyền và lợi ích cho người lao động. Cũng có ý kiến cho rằng, nếu để như cũ thì phải tăng lương, vì hiện lương công nhân quá thấp, mà chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
         Hiện cuộc thăm dò vẫn đang được tiến hành, thu hút đông đảo lượt bình chọn và ý kiến bình luận của nhiều người.

Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/nhieu-nguoi-lao-dong-muon-duoc-giam-gio-lam-viec-753724.ldo

BẢO HÂN (BÁO LAO ĐỘNG)


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập