Ra mắt nghiệp đoàn vé số và họp mặt cán bộ công đoàn
Dự lễ có các đồng chí: Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Ngã Năm; lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên sổ xố kiến thiết Sóc Trăng và các đơn vị liên quan.
Tại buổi lễ, đại diện Liên đoàn Lao động thị xã Ngã Năm đã công bố quyết định chuẩn y kết nạp 15 người lao động làm nghề bán vé số tại thị xã Ngã Năm vào tổ chức công đoàn. Đồng thời công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn vé số Phường 1, công bố quyết định công nhận Ban Chấp hành lâm thời Nghiệp đoàn vé số Phường 1 gồm 3 đồng chí. Bà Nguyễn Thị Nương được chỉ định là chủ tịch nghiệp đoàn, tổng số đoàn viên của nghiệp đoàn là 15 người.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lâm Văn Tùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã Ngã Năm mong muốn các thành viên trong nghiệp đoàn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của công đoàn cấp trên để nghiệp đoàn hoạt động hiệu quả. Đồng thời mong muốn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên sổ xố kiến thiết Sóc Trăng có chế độ tăng chi hoa hồng cho người bán vé số dạo cũng như trích một phần lợi nhuận để hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để người bán vé số an tâm trong cuộc sống.
Các đồng chí lãnh đạo tặng quà và chụp ảnh lưu niệm với các thành viên Nghiệp đoàn vé số Phường 1. Ảnh: TRƯỜNG KHOA
Nghiệp đoàn vé số Phường 1 là nghiệp đoàn cơ sở có đoàn viên là lao động khu vực phi chính thức thuộc Liên đoàn Lao động thị xã Ngã Năm. Nghiệp đoàn tập hợp người bán vé số vào một tổ chức thích hợp với ngành nghề để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ vốn, kiến thức giúp người lao động ổn định cuộc sống. Tổ chức công đoàn cũng sẽ có những hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp. Đồng thời là cầu nối để có những đề xuất với doanh nghiệp xem xét, hỗ trợ kịp thời cho người lao động.
* Sáng cùng ngày, Liên đoàn Lao động thị xã Ngã Năm tổ chức Họp mặt cán bộ công đoàn và Hội thao công chức, viên chức và người lao động thị xã Ngã Năm năm 2024.
Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống của Công đoàn Việt Nam nói chung, phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn địa phương nói riêng. Qua đó, khẳng định rõ vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị và đời sống tinh thần của công nhân, viên chức, lao động. Phát huy truyền thống vẻ vang của tổ chức Công đoàn, Liên đoàn Lao động thị xã Ngã Năm luôn nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, khẳng định vai trò là chỗ dựa vững chắc cho đoàn viên, người lao động.
Tham gia hội thao lần này có 11 đoàn với 250 vận động viên là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thị xã Ngã Năm. Các vận động viên tranh tài ở các môn thi đấu: đá bóng vào khung; chuyền chanh; đập niêu đất; quần vợt.
Hội thao nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, góp phần tăng cường sức khỏe để công tác, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Qua đó cũng thể hiện sự chăm lo của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với đoàn viên, người lao động, tạo môi trường cho công nhân, viên chức, lao động được học tập, giao lưu thể thao và trao đổi kinh nghiệm.
Các vận động viên tham gia môn bịt mắt đập niêu. Ảnh: TRƯỜNG KHOA
Hội thao và thành lập nghiệp đoàn dịp này nằm trong chuỗi hoạt động do Liên đoàn Lao động thị xã Ngã Năm triển khai chào mừng Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
HẢI HÀ - TRƯỜNG KHOA
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Hội thi nâng cao tay nghề cho đoàn viên, người lao động | 20/08/2024 |
Hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà tập thể cho giáo viên | 16/08/2024 |
12 giáo viên vui mừng sinh sống trong nhà tập thể mới | 16/08/2024 |
Lãnh đạo Công đoàn Sóc Trăng dùng cơm cùng đoàn viên, công nhân lao động | 16/08/2024 |
Khối thi đua số 1 về nguồn tại Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng | 13/08/2024 |
Trao 02 Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở
Ngày 13.1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn cho 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Thạnh Trị. 2 đoàn viên được nhận hỗ trợ lần này là Đỗ Thị Bạch Mai - đoàn viên CĐCS Trường Tiểu học Thạnh Trị 2 và Dương Như Huỳnh - đoàn viên CĐCS xã Lâm Kiết.
Đoàn viên Đỗ Thị Bạch Mai hiện là kế toán Trường Tiểu học Thạnh Trị 2. Gia đình thuộc diện có thu nhập thấp, mọi chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào đồng lương của chị và chồng đang làm công chức tại UBND xã Tuân Tức. Bản thân chị Mai lại không may mắc bệnh hiểm nghèo Lupus ban đỏ hệ thống, đang trong quá trình điều trị. Gia đình còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở, đang sống chung với cha mẹ chồng.
Đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên Đỗ Thị Bạch Mai. Ảnh: Công đoàn Sóc Trăng
Đoàn viên Dương Như Huỳnh là Bí thư Đoàn Thanh niên xã Lâm Kiết cũng có hoàn cảnh tương tự. Gia đình chị đã có nền đất nhưng chưa đủ điều kiện xây nhà, hiện ở chung với cha mẹ chồng.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng bàn giao nhà cho đoàn viên Dương Như Huỳnh. Ảnh: Công đoàn Sóc Trăng
Thấu hiểu những khó khăn của 2 đoàn viên, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng đã quyết định hỗ trợ mỗi đoàn viên 50 triệu đồng từ Quỹ Mái ấm Công đoàn để xây dựng nhà mới. Với sự hỗ trợ này, 2 đoàn viên đã có được mái ấm khang trang, giúp họ yên tâm công tác và ổn định cuộc sống.
Tại buổi lễ bàn giao nhà, đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - gửi lời chúc mừng đến 2 đoàn viên. Đồng chí Khuyên mong muốn ngôi nhà mới sẽ là động lực để gia đình các đoàn viên vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và yên tâm công tác, đóng góp cho xã hội.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Trao mái ấm cho đoàn viên Công đoàn khó khăn về nhà ở. | 13/12/2024 |
Các cấp Công đoàn huyện Long Phú: Chung tay xây dựng nông thôn mới. | 06/12/2024 |
3 đoàn viên được hỗ trợ Mái ấm Công đoàn | 02/12/2024 |
Nghiệp đoàn vé số thứ 4 ở Sóc Trăng được thành lập | 01/12/2024 |
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở | 29/11/2024 |

Công đoàn với công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động: Nơi lao động nữ tìm đến mỗi khi gặp khó khăn
Trước thềm kỷ niệm 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8.3.1910 - 8.3.2020) và 1980 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Báo Lao Động đã phỏng vấn bà Trịnh Thanh Hằng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN.
Bà Trịnh Thanh Hằng (thứ hai, trái qua) thăm hỏi nữ công nhân lao động tại dây chuyền sản xuất. Ảnh: N.C
Ngoài những nhiệm vụ mang tính giới thì nữ công Công đoàn (CĐ) đã thực hiện chăm lo, đại diện, bảo vệ cho LĐ nữ như thế nào, thưa bà?
- Một trong những kết quả nổi bật của hoạt động nữ công CĐ các cấp thời gian qua là tham mưu Ban chấp hành (BCH) CĐ cùng cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), đoàn viên CĐ.
Năm 2019, các cấp CĐ đã thành lập mới 2.475 Ban nữ công quần chúng khu vực nhà nước, đạt 110% chỉ tiêu năm 2019; thành lập 3.551 ban nữ công quần chúng khu vực ngoài nhà nước, đạt 85% chỉ tiêu của năm 2019. Mặc dù các ủy viên Ban nữ công quần chúng đều hoạt động kiêm nhiệm nhưng luôn gần gũi, sâu sát, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của LĐ nữ, từ đó cùng Ban nữ công chủ động tham mưu BCH CĐ cùng cấp đề xuất với người sử dụng LĐ những chính sách có lợi hơn so với quy định của pháp luật cho LĐ nữ.
Phối hợp tham gia sắp xếp LĐ phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe và hoàn cảnh gia đình nữ CNVLĐ. Tham mưu xây dựng kế hoạch, phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến LĐ nữ.
Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa quan tâm đến nữ CNVCLĐ được duy trì và đạt hiệu quả như thương lượng với chủ sử dụng LĐ hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho con CNLĐ; duy trì thực hiện có hiệu quả mô hình “Phòng vắt trữ sữa” hỗ trợ LĐ nữ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc; mô hình “Sức khỏe của bạn” tư vấn cho người lao động (NLĐ), nhất là LĐ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục... hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình, xây mới và sửa chữa nhà Mái ấm CĐ...
Bên cạnh đó, từ thực tế công việc hằng ngày, các cán bộ nữ công CĐ đã có những ý kiến mang giá trị thực tiễn cao tham gia đóng góp ý kiến vào các nội dung chính sách quy định dành cho LĐ nữ trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Đến nay, Bộ luật Lao động 2019 đã được thông qua, cán bộ nữ công CĐ đã và đang tiếp tục từ thực tiễn để có những đóng góp xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành những quy định riêng đối với LĐ nữ và bình đẳng giới nhằm đảm bảo tốt hơn bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của LĐ nam và LĐ nữ trong công việc và trong gia đình.
Qua các hoạt động thiết thực đó, các cán bộ nữ công CĐ và Ban nữ công quần chúng, nhất là các Ban nữ công quần chúng khu vực ngoài nhà nước thực sự là nơi tìm đến mỗi khi gặp khó khăn của LĐ nữ, đồng thời củng cố niềm tin của doanh nghiệp đối với tổ chức CĐ.
Thưa bà, trong môi trường làm việc với yêu cầu ngày càng cao về mọi mặt trong mọi lĩnh vực, Nữ công CĐ đã làm gì để giúp nữ CNVCLĐ khẳng định mình?
- Để giúp nữ CNVCLĐ khẳng định được mình, Ban Nữ công CĐ các cấp chú trọng tham mưu tổ chức và vận động nữ CNVCLĐ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, nội dung, tiêu chí thi đua được cụ thể hóa phù hợp với từng ngành nghề, địa phương nên đã thu hút đông đảo nữ CNVCLĐ tham gia.
Một trong số đó là phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Đây là phong trào thi đua lớn, được phát động từ năm 1989 đến nay đã được đổi mới, cụ thể hóa theo từng giai đoạn, thời gian để phù hợp, tạo động lực cho chị em tham gia cống hiến tài năng, trí tuệ. Hằng năm, cả nước luôn có trên 80% nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đồng thời xuất hiện nhiều cá nhân được nhận các danh hiệu chiến sĩ thi đua, nữ CNVCLĐ lao động tiêu biểu, Bằng lao động sáng tạo, giải thưởng Tài năng sáng tạo nữ, giải thưởng Kovalevskaya...
Để khích lệ chị em khẳng định mình, Ban Nữ công CĐ các cấp cũng đã vận động nữ CNVCLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập trong nữ CNVCLĐ. Bên cạnh đó, Ban Nữ công CĐ các cấp phối hợp với chuyên môn động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí đào tạo để LĐ nữ tự học tập cũng như tham gia các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nhân lực nữ nói riêng.
- Xin cảm ơn bà.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/noi-lao-dong-nu-tim-den-moi-khi-gap-kho-khan-788135.ldo
THU TRÀ THỰC HIỆN (BÁO LAO ĐỘNG)