TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM -> MÔ HÌNH, CÁCH LÀM MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN
Sáng kiến “Thiết kế và xây dựng ứng dụng các phần mềm tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng”
Trong quá trình công tác, anh đã có nhiều đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tiển công việc của cơ quan và mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và công tác quản lí, có thể nêu ra một số mặt công tác, đề tài, sáng kiến nổi bật sau như:
Ứng dụng phần mềm Xsplit Broadcaster để Live streaming cho di động, Youtube và Facebook:
Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, nó đáp ứng cho yêu cầu cấp thiết là đài Truyền hình Sóc Trăng cần đưa tín hiệu sóng truyền hình lên trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube, hay trên các thiết bị thông minh như: Smart phone, Ipad,…Thông qua đó, các chương trình của đài được quảng bá một cách rộng rãi trên các trang mạng xã hội, có nhiều điều kiện để tiếp cận được một lượng lớn khản giả là giới trẻ.
Hệ thống quản lý bài viết:
Trước những yêu cầu cần một phương thức gửi tin bài nhanh, tiện lợi, tiết kiệm chi phí và bảo đảm thông tin nội bộ, Anh Trần Kim Quốc đã cùng các anh em phòng Kỹ thuật đã bắt tay vào việc điều tra, thu thập số liệu, tham khảo ý kiến của BGĐ, anh chị em phóng viên để phân tích hệ thống, từ đó cho ra đời phần mềm Hệ thống quản lý bài viết. Giờ đây, dù bất cứ ở đâu, nếu thiết bị có kết nối Internet thì người dùng có thể sử dụng phần mềm để gửi và duyệt bài viết một cách nhanh chóng, điều mà trước đây hầu như không thể. Phần mềm đã giúp cho anh chị em phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, các đơn vị cộng tác bài viết dễ dàng trong các khâu: tạo và gửi bài viết, tìm kiếm bài viết, rút ngắn được thời gian rất nhiều trong việc thống kê và tính nhuận bút bài viết so với phương pháp cũ,…Tiết kiệm được khoản chi phí hằng năm trong việc mua, thuê đối tác viết và bảo trì phần mềm, tiết kiệm giây in, mực in, nâng cao năng suất làm việc của nhân viên,…Và quan trọng hơn hết là thay đổi thói quen làm việc của nhân viên theo lối thủ công sang ứng dụng Công nghệ thông tin trong công việc nhằm tăng năng suất lao động, bắt kịp xu thế làm việc hiện đại.
Thiết lập và xây dựng “Hệ thống truyền hình Internet – OTT:
Phương thức xem truyền hình trên Ti vi truyền thống đang dần được thay thế dần bởi phương thức xem truyền hình trên Internet (OTT). Tính tiện ích, nhanh nhạy, cập nhật liên tục, xem mọi lúc mọi nơi được đặt lên hàng đầu. Với Truyền hình OTT, phạm vi phủ sóng là rất rộng, khán giả có thể chủ động tương tác xem lại nội dung chương trình mà họ yêu thích VOD (Video On Demand - Video theo yêu cầu).
Nắm bắt được xu thế đó, bản thân anh Quốc bắt tay vào nghiên cứu và xây dựng hệ thống “Truyền hình OTT” của đơn vị. Sau quá trình nhiều năm cải tiến, hiện nay, khán giả có thể xem được trên các thiết bị cầm tay như: điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV thông minh (Smart TV),… thông qua hệ thống website của đài có địa chỉ là : http://thst.vn hoặc http://soctrangtv.vn, hay xem thông qua ứng dụng Soc Trang TV trên hệ điều hành Android và iOS.
Xây dựng “Hệ thống Truyền dẫn tín hiệu các cuộc trực tiếp trên nền tảng Internet”:
Theo lộ trình, Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng bắt đầu tự chủ về kinh phí hoạt động thường xuyên vào năm 2018, kèm theo đó ngân sách của tỉnh cấp để mua sắm thiết bị hoạt động cũng có hạn nên việc trang bị thêm nhiều máy phát sóng mới là điều khó khăn và tốn kém. Trước tình hình trên, Ban giám đốc giao nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng một hệ thống truyền dẫn và phát sóng dựa trên nền tảng Internet, sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu, bằng cách sử dụng cở sở vật chất sẳn có như: Máy tính Server, đường truyền Internet, các phần mềm chuyên dụng được sưu tầm trên mạng, bản thân đã xây dựng thành công hệ thống nói trên và được đưa vào sử dụng trong hơn một năm qua, đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Giờ đây, khoảng cách về mặt địa lý, địa hình không còn là rào cản trong việc truyền dẫn tín hiệu, chất lượng hình ảnh có phần đẹp hơn so với sử dụng máy phát sóng, số lượng điểm cầu truyền hình được tăng lên, dễ dàng trong việc triển khai thiết bị truyền dẫn, tiết kiệm được khoảng kinh phí rất lớn nếu mua sắm thiết bị mới.
Từ việc áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn đã mang đến những lợi ích thiết thực như: Nghiên cứu và ứng dụng chương trình Xsplit Broadcaster để streaming tín hiệu truyền hình lên các trang mạng xã hội Youtube và Facebook. Nghiên cứu chuyển đổi chuẩn file video từ chuẩn file.flv (flash) đã lỗi thời, không xem được trên các thiết bị hiện đại sang chuẩn file.mp4 (H.264) được sử dụng rộng rãi trong xu thế hiện nay để đưa lên website và hệ thống truyền hình OTT, từ đó giúp cho khán giả dễ dàng xem lại được các chương trình của đài sản xuất trên các thiết bị mang tính hiện đại và di động cao như: điện thoại thông minh, ipad,... Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ ảo hóa vào việc quản trị Server, từ đó có thể tạo ra nhiều máy tính Server ảo để phục vụ cho công việc khác mà không tốn thêm thiết bị, từ đó giúp cho đài tiết kiệm được chi phí để trang bị thêm máy Server. Nghiên cứu và viết nhiều phần mềm quản lí sử dụng cho đơn vị và mang lại hiệu quả cao, rút ngắn được thời gian làm việc của nhân viên, tăng năng suất lao động, thay đổi được thói quen làm việc của nhân viên từ thủ công sang ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc.
Trần Kim Quốc