TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM -> NHỮNG BÀI THAM LUẬN TRONG HỘI THẢO, TỌA ĐÀM TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM -> NHỮNG BÀI THAM LUẬN TRONG HỘI THẢO, TỌA ĐÀM

戻る
Vai trò của Công đoàn trong thực hiện QCDC và giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị
Đồng chí Lê Thị Kim Xuyến - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh có bài phát biểu tham luận “Vai trò của Công đoàn trong thực hiện QCDC và giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị” qua đó đề xuất, kiến nghị đến Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cụ thể như sau:

Vai trò của Công đoàn trong thực hiện QCDC

và giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị

         

          Sáng ngày 23/02, Ban Dân Vận Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân vận và Quy chế dân chủ năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.

          Tham dự Hội nghị, có đồng chí Phan Văn Sáu - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng; đồng chí Lâm Văn Mẫn - Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ông Huỳnh Văn Sum - Phó Bí thư thường trực Tỉnh Ủy, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh;  Ông Trần Văn Chuyện – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và được trực tuyến tại 11 điểm cầu huyện (TX, TP) và 109 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.  
         Cũng tại Hội nghị, đồng chí Lê Thị Kim Xuyến - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh có bài phát biểu tham luận “Vai trò của Công đoàn trong thực hiện QCDC và giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị” qua đó đề xuất, kiến nghị đến Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cụ thể như sau:
          Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc trăng hiện quản lý 1236 CĐCS với 56.113 ĐV. Trong đó, khu vực HCSN có 964 CĐCS với 32.514 ĐV; khu vực ngoài NN có 129 CĐCS với 15.141 ĐV. Năm 2017, tình hình quan hệ lao động ở các doanh nghiệp (DN) cơ bản ổn định, không xảy ra đình công, bãi công, mặc dù vẫn còn một vài DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh (SXKD), do đó việc thực hiện chế độ chính sách đối với CNLĐ chưa tốt, chưa đúng quy định pháp luật, các cấp Công đoàn (CĐ) đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng, làm tốt công tác tuyên truyền vận động công nhân lao động (CNLĐ) hiểu, thông cảm, chia sẻ với DN, chấp hành tốt pháp luật; tiếp xúc và làm việc với DN để có những giải pháp giải quyết các chế độ chính sách cho CNLĐ ở những nơi có vướng mắc về quan hệ lao động, CĐ kịp thời gặp gỡ lấy ý kiến, tổ chức đối thoại, bàn bạc tham gia các giải pháp phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNLĐ, chia sẽ đồng hành cùng DN nhằm ổn định tình hình SXKD tránh xảy ra đình công, ngừng việc góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội ở địa phương.
          Thực hiện NQ4a/NQ-BCH ngày 06/01/2005 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa IX) về nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ quan, đơn vị, DN. Kế hoạch của ban chỉ đạo thực hiện QCDC Tỉnh thực hiện chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ chính trị; Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 60/2013/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh ban hành kế hoạch hướng dẫn các cấp CĐ nhất là CĐCS  tham gia với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động (NSDLĐ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ. LĐLĐ tỉnh chọn điểm chỉ đạo sau đó rút kinh nghiệm, nhân rộng, đưa nội dung này vào khung tiêu chí chấm điểm Công đoàn cấp trên cơ sở và CĐCS vững mạnh hàng năm và xem đây là một trong những tiêu chí thi đua khen thưởng đối với Công đoàn các cấp.
          Qua một năm thực hiện công đoàn các cấp đã chủ động phối hợp với chính quyền, các ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền quán triệt: Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; Nghị định 60/2013/NĐ-CP; Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 22 của Ban Bí thư và Kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 22 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong DN cho cán bộ công đoàn các cấp; biên soạn tài liệu mẫu để hướng dẫn CĐCS thực hiện (các loại Quy chế). Trên cơ sở đó, các cấp Công đoàn xây dựng kế hoạch và triển khai đến CĐCS và CNVCLĐ. Qua đó, hoạt động quy chế dân chủ qua các năm có tăng dần chất lượng, nhất là về mặt nhận thức của CNVCLĐ ngày càng được nâng lên, hiểu rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; CNVCLĐ và Công đoàn thấy rõ quyền và trách nhiệm của trong tham gia thực hiện quy chế dân chủ và đây là điều kiện thuận lợi cho tổ chức Công đoàn thực hiện chức năng tham gia đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; là dịp để CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ tập thể trong việc tham gia đóng góp vào quá trình hoạt động và phát triển của cơ quan, đơn vị, DN; được thông tin những chủ trương, chế độ, chính sách liên quan đến NLĐ theo quy định; được bàn bạc và quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. 
          Kết quả:
         - Có 1086/1086 cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị CBCC, đạt 100%. Nhìn chung CĐCS đơn vị HCSN cơ bản phối hợp XD tốt quy chế mối quan hệ công tác giữa thủ trưởng cơ quan và Ban Chấp hành CĐCS, cùng phối hợp chuẩn bị các nội dung hội nghị phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, phân định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, trách nhiệm của cán bộ, công chức. Các cơ quan, đơn vị đều XD được các quy chế, các quy định về công khai tài chính, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo…
        - Có trên 90% DN ngoài nhà nước xây dựng Quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị NLĐ; 85% doanh nghiệp xây dựng Quy chế đối thoại; 70,1% DN tổ chức đối thoại, với 209 cuộc, các nội dung này còn được đưa vào thương lượng, ký kết TƯLĐTT; Nội dung thực hiện QCDC tại nơi làm việc như: nội dung công khai được thực hiện tốt hơn và thường xuyên hơn trong các DN, chủ yếu là các nội dung: chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động; các nguồn quỹ: phúc lợi, Công đoàn, BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn; các quy định về mức khoán, định mức lao động; các quy định về thi đua, khen thưởng; điều lệ tổ chức và hoạt động của DN... Những việc NLĐ tham gia ý kiến trước khi HĐQT, giám đốc DN quyết định đều được các DN khuyến khích và tạo mọi điều kiện để NLĐ tham gia đóng góp ý kiến. Những việc NLĐ quyết định, các DN cũng đã thực hiện như: hợp đồng lao động giữa NLĐ và NSDLĐ, tham gia ý kiến và biểu quyết thông qua TƯLĐTT; biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị NLĐ hàng năm; nhận thức và sử dụng quyền dân chủ của NLĐ cũng ngày càng hiệu quả hơn... Đây chính là cơ sở vững chắc xây dựng và thiết lập quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. 
           Trong các đợt kiểm tra, giám sát của Công đoàn hoặc khi tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát với các ngành chức năng, LĐLĐ tỉnh đều đưa nội dung thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vào nội dung kiểm tra, giám sát. Qua đó, kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn và kiến nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện Quy chế dân chủ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, Liên đoàn Lao động tỉnh xây dựng Kế hoạch phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Sở LĐTB & XH, Sở Y tế, BHXH tỉnh thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, nội dung giám sát chủ yếu về việc thực hiện chính sách liên quan dến NLĐ như: Bộ Luật Lao động, Luật BHXH, Luật Công đoàn, chất lượng bữa ăn ca của NLĐ và ATVSTP; ATVSLĐ… tại 156 đơn vị, doanh nghiệp. Qua giám sát đoàn giải thích, hướng dẫn và kiến nghị các đơn vị, doanh nghiệp làm chưa tốt phải xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung theo Nghị định 60 của Chính phủ. 
         Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhận thức, tư tưởng của CNVCLĐ và thủ trưởng cơ quan, đơn vị, DN (NSDLĐ) đã có những chuyển biến tích cực, phát huy được quyền làm chủ của CNVCLĐ, nhất là đã góp phần cho CNVCLĐ hiểu rõ quyền lợi phải gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ; dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, kỷ luật LĐ; quyền đại diện của tổ chức CĐ. Đặc biệt, hạn chế được nhiều tiêu cực, mất dân chủ, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật. Khuyến khích, động viên CNVCLĐ tham gia các phong trào thi đua trong CQ, ĐV, DN góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, XSKD ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. 
         Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ thời gian qua cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định: 
       - Một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (NSDLĐ) chưa thật sự xác định vai trò quan trọng của việc tổ chức xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở, chưa xác định được trách nhiệm của mình theo quy định (thường do Công đoàn chủ động phối hợp, thậm chí có nơi khoán trắng cho Công đoàn), từ đó một số (nhất là doanh nghiệp) chưa xây dựng Quy chế, chưa tổ chức hội nghị NLĐ hoặc có xây dựng, có tổ chức hội nghị nhưng hình thức, nội dung hội nghị chưa đầy đủ, còn sơ sài, thậm chí không đúng theo quy định; một số DN vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức hội nghị NLĐ, trong XD quy chế rập khuôn theo quy định pháp luật, chưa cụ thể hóa vào thực tế, điều kiện hoạt động của DN mình. Thời điểm tổ chức hội nghị chưa đúng quy định, thường kết hợp với Đại hội đồng cổ đông hoặc tổng kết cuối năm, thời gian dành cho việc thảo luận tại hội nghị còn ít, chưa động viên được NLĐ tham gia ý kiến góp ý. Đặc biệt trong điều kiện SXKD còn gặp nhiều khó khăn hiện nay nhiều DN chỉ lo cho việc SXKD, chưa quan tâm thực hiện do đó hiệu quả thực hiện QCDC ở khu vực NNN còn hạn chế.
         - Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ hiện nay thực hiện còn lúng túng, vì đây là quy định mới của Bộ luật lao động và Nghị định số 60/2013/NĐ-CP; nhận thức của NSDLĐ và NLĐ còn nhiều mặt hạn chế, chưa quan tâm đến việc tổ chức đối thoại, chưa nhận thức đúng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nên chỉ mới thực hiện ở một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh; trong thực tế một số doanh nghiệp có xây dựng quy chế đối thoại, nhưng chưa tổ chức đối thoại hoặc tổ chức chưa đúng theo quy định; một số doanh nghiệp nhỏ, có ít lao động chưa quan tâm đến việc thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc (vì DN cho rằng QHLĐ nếu có nảy sinh phức tạp, mâu thuẫn chủ doanh nghiệp - người lao động gặp trực tiếp và trao đổi hàng ngày để giải quyết).
         - Việc thương lượng để ký kết TƯLĐTT còn sơ sài, chất lượng chưa cao, sao chép lại nội dung BLLĐ, có nơi chưa lấy ý kiến của tập thể NLĐ, một số TƯLĐTT ở DN hết hiệu lực nhưng không thương lượng, ký kết lại, hoặc không kịp thời sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự thay đổi trong SXKD của DN.
         - Những việc NLĐ được biết, được bàn, được quyết định, được kiểm tra, giám sát có nơi còn hình thức, chưa tuân thủ đúng quy định, hoặc có thực hiện nhưng chỉ triển khai đến tổ, bộ phận, hoặc công khai trên thông báo, trang thông tin của DN (nguyên nhân một phần do đặc thù SXKD của DN, mặt khác do DN chưa xác định được thực hiện QCDC tại DN là góp phần cho QHLĐ tại DN được ổn định tiến bộ, làm chuyển biến nhận thức của người lao động để người lao động gắn bó hơn với DN.
           Kính thưa quý vị đại biểu! 
           Nhân hội nghị này, LĐLĐ tỉnh xin có một kiến nghị, đề xuất như sau:
           * Đối với Ban chỉ đạo QCDC tỉnh:
          - Kiến nghị chính phủ hoặc bộ, ngành TW điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện NĐ 60 của Chính phủ, cụ thể:
             + Nên quy định doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên mới tổ chức đối thoại dịnh kỳ theo điều 10 của Nghị định
           + Để tạo điều kiện cho các DN trong thực hiện QCDC,cần quy định chỉ XD một quy chế chung trong đó bao gồm: QCDC tại DN, quy chế đối thoại, quy chế hội nghị NLĐ.
        - Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến công tác kiểm tra, giám sát, nhất là việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp theo Nghị định 60/2013/NĐCP của Chính phủ.
          * Đối với UBND tỉnh:
         - Gắn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động (Sở Nội vụ, Sở LĐTB & XH, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và UBND huyện, TX, TP) trong việc tuyên truyền, phổ biến Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ cho chủ DN để hiểu và chủ động phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt QCDC đưa việc thực hiện QCDC vào nội dung kiểm tra hàng năm và xử lý nghiêm những DN không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện nghiêm hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc theo Nghị định 60 của Chính phủ. 
          - Chỉ đạo ngành chức năng đưa kết quả thực hiện QCDC ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vào tiêu chuẩn xét cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa hàng năm.

                                                                                                          Lê Thị Kim Xuyến

                        Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Không có tin bài cũ hơn
Không có tin bài cũ hơn
liên kết web