戻る
Công đoàn huyện Long Phú chung sức xây dựng nông thôn mới
LĐLĐ huyện Long Phú phối hợp với Công đoàn cơ sở xã Long Phú ra quân trồng cây 2 bên đường với chiều dài 4km.

Sáng ngày 22.7, LĐLĐ huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) phối hợp với CĐCS xã Long Phú ra quân trồng cây quỳnh anh 2 bên đường Tỉnh lộ 933C, thuộc địa bàn các ấp Tân Lập, Nước Mặn 2 và ấp Kinh Ngang, xã Long Phú với chiều dài 4km.

Tổng cộng trị giá công trình là 200 triệu đồng. Trong đó, 150 triệu đồng từ nguồn xây dựng nông thôn mới của xã Long Phú năm 2024 và Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ. Các cấp Công đoàn đóng góp ngày công lao động khoảng 50 triệu đồng.

LĐLĐ huyện Long Phú phối hợp Công đoàn cơ sở xã Long Phú ra quân trồng cây. 

Sau khi trồng và bàn giao công trình, địa phương sẽ tiếp tục vận động người dân làm cột cờ, hàng rào, đèn để trở thành công trình kiểu mẫu.

Đồng chí Trương Thị Loan Anh - Chủ tịch LĐLĐ huyện Long Phú cho biết, thực hiện công trình nhằm nâng cao trách nhiệm của đoàn viên, CNVCLĐ và tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tính năng động, sáng tạo để góp phần thực hiện có hiệu quả trong công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Đồng chí Loan Anh thông tin, hoạt động này cũng nhằm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

PHƯƠNG ANH


戻る
Đoàn viên Công đoàn với niềm đam mê thiện nguyện
Với tấm lòng thiện nguyện, Trịnh Lập Đức đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta thuộc Công đoàn Các Khu Công nghiệp tỉnh Sóc Trăng tích cực tham gia các hoạt động Công đoàn, kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ hàng nghìn trường hợp khó khăn, yếu thế.

Chia sẻ về cơ duyên đến với công tác thiện nguyện, Trịnh Lập Đức (sinh năm 1992 ở phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, trong những năm học Đại học ở TP Cần Thơ, nhiều lúc không tiền, Đức vào chùa làm công quả rồi ở lại ăn cơm hoặc ăn tại quán cơm từ thiện. Từ đó, Đức có ước nguyện khi cuộc sống ổn định sẽ làm từ thiện để trả ơn đời.

Đoàn viên Trịnh Lập Đức phối hợp với MTTQ TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) tổ chức buổi cơm và tặng quà cho các cụ già neo đơn.

Năm 2014, sau khi tốt nghiệp Đại học, Đức xin vào làm tại Nhà máy Thủy sản Tin An thuộc Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (tỉnh Sóc Trăng) với mức thu nhập ổn định. Cũng từ đó, Trịnh Lập Đức có điều kiện thực hiện ước muốn giúp người, giúp đời.
“Tôi từng chứng kiến những cụ già bán vé số, người neo đơn, người bệnh không có tiền điều trị, nhiều em học sinh vì hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục con đường học vấn. Thậm chí có những hộ nghèo khi từ trần không có quan tài để chôn cất. Tôi luôn trăn trở mình còn trẻ, còn sức khỏe phải giúp cho những hoàn cảnh đó nhằm giảm bớt khó khăn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương”, Đức nói.
Thông qua mạng xã hội, người thân, bạn bè, Trịnh Lập Đức làm cầu nối để kêu gọi giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, yếu thế. Năm 2017, Đức lập nhóm "Người gieo duyên" gồm 35 thành viên và mở rộng hoạt động với nhiều chương trình thiết thực.
Hiện nay, mỗi tháng được nghỉ 4 ngày phép là Trịnh Lập Đức tập trung cho những chuyến đi thiện nguyện lớn. Còn mỗi buổi chiều sau khi tan giờ làm thì đi hỗ trợ những trường hợp khó khăn.
“Mỗi phần quà tuy nhỏ nhưng nhìn nụ cười của những người được nhận, tôi cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn”, Đức nói.
Trịnh Lập Đức thông tin, thời gian qua, Đức liên kết với Hội Khuyến học huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) và Hội Chữ thập đỏ các xã, thị trấn trên địa bàn tìm kiếm những mảnh đời bất hạnh để giúp đỡ. Khi đi trao tặng đều ghi lại địa chỉ, số tiền, hình ảnh để gửi cho các mạnh thường quân. Từ đó tạo uy tín nên mọi người gần xa tin tưởng và gửi gắm tình cảm nhiều hơn.

Đoàn viên Trịnh Lập Đức (giữa) thường xuyên giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Qua 10 năm thiện nguyện đã có hàng nghìn trường hợp được giúp đỡ mai táng phí, hỗ trợ bệnh nhân nghèo nhu yếu phẩm, học sinh nghèo được hỗ trợ tập sách viết... Chỉ tính riêng năm 2023-2024, Trịnh Lập Đức đã kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ với số tiền trên 2,3 tỉ đồng.
Em Lý Hoàng Nghiệp - Trường THCS Thuận Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) - cho biết, mẹ bệnh nặng, mọi chi phí đều dành để điều trị bệnh nên không còn khả năng cho em đi học. Biết được thông tin, anh Trịnh Lập Đức cùng Hội Khuyến học huyện đến nhà động viên và kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ học bổng 22 triệu đồng để em có điều kiện tiếp tục đến trường.
“Nếu không có sự hỗ trợ thì em không thể đi học như bây giờ”, em Nghiệp xúc động nói.
Trịnh Lập Đức cho biết, năm 2022, Đức mở quán cơm chay Tình Người Sóc Trăng tại đường Ngô Gia Tự, Phường 6, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Quán hoạt động vào thứ Tư và Chủ nhật hằng tuần, mỗi ngày từ 500 - 1.000 suất phục vụ bà con khó khăn.
“Ban đầu, mình dự định tặng cơm miễn phí nhưng sợ nhiều người ngại không đến ăn nên quyết định lấy giá tượng trưng 2.000 đồng/phần. Bà con nào không có tiền luôn được đón tiếp, phục vụ chu đáo”, Đức vui vẻ nói.
Với tấm lòng thiện nguyện, nhiều năm liền, đoàn viên Công đoàn Trịnh Lập Đức được Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tặng bằng khen; được biểu dương gương điển hình tiên tiến. 

ANH KHOA


戻る
Vì sao là 75 nghìn sáng kiến mà không phải là con số khác?
Một trong các các nội dung trọng tâm của Tháng Công nhân năm 2021 và đã được triển khai là Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”. Nhiều người thắc mắc tại sao lại là con số 75 nghìn mà không phải con số khác?

         Tại buổi toạ đàm trực tuyến về những nội dung triển khai trong Tháng Công nhân 2021 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chiều 16.3, bà Vũ Thị Giáng Hương - Quyền Trưởng ban tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đã giải thích về con số này.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải (ngoài cùng, bên phải) cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Ban Chính sách kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng trả lời những câu hỏi của công nhân lao động tại buổi toạ đàm trực tuyến về Tháng Công nhân 2021 diễn ra chiều 16.3. Ảnh: Bảo Hân

         Theo bà Hương, quyết định lấy con số 75 nghìn sáng kiến của công nhân viên chức lao động với mong muốn công nhân Việt Nam ghi nhớ, trân trọng, làm sâu sắc hơn tinh thần Ngày Quốc tế Lao động ở Việt Nam - được tổ chức mít tinh trọng thể tại Thủ đô Hà Nội cách đây 75 năm, đồng thời chào mừng 75 năm Ngày Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thiết thực hưởng ứng chủ đề năm 2021 do Thủ tướng phát động “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”.

          Thông qua chương trình góp phần tạo động lực để công nhân viên chức lao động phát huy tính sáng tạo, xây dựng thói quen phát hiện vấn đề và ý thức cải thiện, nâng cao năng lực làm việc góp phần cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt khó, phát triển và đạt mục tiêu cùng có lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

        Ông Nguyễn Văn Toản - Phó Trưởng ban Phụ trách Ban Chính sách kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết thêm, Chương trình "75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” được triển khai trong dịp Tháng Công nhân năm nay có nhiều điểm mới, lần đầu tiên được thực hiện, vừa đảm bảo tính động viên, khích lệ; vừa khách quan và công khai; vừa giảm tối đa thủ tục hành chính. Điều đó lại được thực hiện ở cấp cơ sở, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho Công đoàn cơ sở.

           Trả lời các câu hỏi của công nhân lao động gửi đến chương trình, ông Nguyễn Mạnh Kiên - Phó Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho hay, trong chương trình này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không giới hạn số lượng sáng kiến của đoàn viên gửi lên cổng trực tuyến, mà huy động tối đa sáng kiến của công nhân lao động.

          Theo ông Kiên, đến 16h34 ngày 16.3, đã có 1487 sáng kiến tham gia chương trình được cập nhật trên Cổng trực tuyến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Bảo Hân - Hà Anh

Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/vi-sao-la-75-nghin-sang-kien-ma-khong-phai-la-con-so-khac-889734.ldo 


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập