戻る
Công đoàn Sóc Trăng kiện toàn tổ chức bộ máy
Sau sắp xếp, Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng còn 4 ban.

Ngày 3.3, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Tham dự có đồng chí Trần Văn Việt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; đồng chí Ngô Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.

Tại hội nghị, đã công bố quyết định giải thể Công đoàn Viên chức tỉnh, Công đoàn ngành Y tế tỉnh và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng; chấm dứt hoạt động của Ban Chấp hành các Công đoàn này, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc được điều chuyển về Công đoàn các cơ quan Đảng tỉnh, Công đoàn UBND tỉnh và LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố quản lý.


Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh trao các quyết định kết thúc hoạt động của Công đoàn Viên chức, Công đoàn Ngành y tế và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Phương Anh

Thành lập Ban Nghiệp vụ LĐLĐ tỉnh trên cơ sở sáp nhập Ban Tuyên giáo - Nữ công và Ban Chính sách, Pháp luật và Quan hệ Lao động.

Đồng chí Lê Việt Triều được chỉ định làm Trưởng ban, đồng chí Hứa Thị Ánh Ngọc làm Phó Trưởng ban.


Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng trao quyết định chỉ định Trưởng, Phó ban Nghiệp vụ LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Phương Anh

Thành lập Công đoàn các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, được sử dụng con dấu, tài khoản riêng, quản lý tài chính, tài sản và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Đồng chí Đoàn Thị Chiến được chỉ định giữ chức vụ Chủ tịch.


Thành lập Công đoàn các cơ quan Đảng tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Phương Anh

Thành lập Công đoàn UBND tỉnh trực thuộc LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, được sử dụng con dấu, tài khoản riêng, quản lý tài chính, tài sản và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Đông chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch.

Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - trao quyết định cho bà Trịnh Thị Bảo Khuyên. Ảnh: Phương Anh

 


Lãnh đạo Tỉnh ủy, LĐLĐ tỉnh chụp ảnh cùng Ban chấp hành Công đoàn UBND tỉnh Sóc Trăng

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, nhấn mạnh vai trò quan trọng của 2 công đoàn mới thành lập; đề nghị các đơn vị này khẩn trương xây dựng và ban hành Quy chế làm việc, Kế hoạch hoạt động năm 2024 triển khai đến các CĐCS trực thuộc.

Đồng chí Sơn cũng định hướng những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, đặc biệt là các hoạt động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động sắp tới.


Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phương Anh

Đồng chí Sơn cũng lưu ý các đơn vị cần nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công nhân, lao động, nhất là Bộ luật Lao động năm 2019; triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 13-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; thực hiện tốt sự chỉ đạo của Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng ủy UBND tỉnh trong hoạt động.

PHƯƠNG ANH


戻る
Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1.7.2020
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1.7.2020.

       Chiều 12.11, với tỷ lệ 93,37% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

         Theo nghị quyết, tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.512,3 nghìn tỉ, tổng chi là 1.747,1 nghìn tỉ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 234,8 nghìn tỉ đồng tương đương 3,44% GDP.

       Quốc hội cũng đồng ý tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 488,921.352 nghìn tỉ đồng trong năm sau.
        Với nghị quyết này, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1.7.2020.
        Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
        Đồng thời, từ năm 2019 dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách trung ương và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.
Quốc hội cũng giao Chính phủ, loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể khi xác định số tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2019 và dự toán năm 2020 để tính nguồn cải cách tiền lương.

Kết quả biểu quyết nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

      Cụ thể, các khoản thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.

        Ngoài ra, còn loại trừ thêm cả phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.
       Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng.
         Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG

Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/quoc-hoi-dong-y-tang-luong-co-so-len-16-trieu-dongthang-tu-172020-765580.ldo


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập