戻る
Thành lập thêm 1 công đoàn cơ sở tại Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh
Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng vừa thành lập thêm 1 CĐCS và kết nạp 10 lao động vào tổ chức Công đoàn.

Chiều ngày 20.7, Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị thành lập CĐCS Công ty TNHH Châu Thành Phát, chỉ định Ban Chấp hành lâm thời và kết nạp 10 lao động vào tổ chức Công đoàn.

Ông Nguyễn Hà Phan - Giám đốc Công ty TNHH Châu Thành Phát cho biết đơn vị có 20 lao động, chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp An Nghiệp. Việc thành lập CĐCS có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, NLĐ.

Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng thành lập CĐCS Công ty TNHH Châu Thành Phát.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Tấn Phong - Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh đề nghị Ban Chấp hành lâm thời làm tốt công tác tham mưu với Ban Giám đốc quan tâm các chế độ, chính sách cho NLĐ; cải thiện điều kiện, môi trường làm việc theo hướng an toàn, thân thiện; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

Được biết trong 6 tháng đầu năm 2024, Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã phát triển 476 đoàn viên, có 30 CĐCS trực thuộc với 22.768 đoàn viên/24.215 CNVCLĐ.

PHƯƠNG ANH


戻る
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn
Sáng ngày 30/8, tại trường THPT Hoàng Diệu, Công đoàn ngành Giáo dục đã tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn. Tham dự Hội nghị có 89 cán bộ công đoàn là Ủy viên UBKT Công đoàn Ngành, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, Kế toán CĐCS.
Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Lượm, Phó trưởng Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh, triển khai chuyên đề về công tác quản lý tài chính; đồng chí Nguyễn Văn Hóa, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục, triển khai chuyên đề về dân chủ cơ sở. 
Theo đó, đại biểu tham dự Hội nghị đã được tương tác với phần mềm quản lý tài chính; nghe giới thiệu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, Hướng dẫn số 11/HD-TLĐ, ngày 14/3/2024 của Tổng Liên đoàn. Đồng thời, được hướng dẫn các công việc cụ thể của công đoàn ở cơ sở, như: Công đoàn tham gia tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; công đoàn tham gia tổ chức đối thoại tại cơ sở; công đoàn tổ chức, chỉ đạo hoạt động Ban thanh tra nhân dân…
 
Đồng chí Nguyễn văn Hoá - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục phát biểu khai mạc Hội nghị
 
Các nội dung được triển khai tại Hội nghị này sẽ giúp cho CĐCS làm tốt hơn công tác quản lý tài chính; thúc đẩy việc tham gia thực hiện dân chủ của đoàn viên, tổ chức công đoàn tại các CĐCS.
 
Nguyễn Văn Hoá - Công đoàn ngành Giáo dục

戻る
Nhiều người lao động muốn được giảm giờ làm việc
Trang facebook Công đoàn Việt Nam vừa tiến hành cuộc thăm dò ý kiến: Giảm giờ làm: Nên hay không? Cho đến hơn 16h ngày 9.9, đã có 571 lượt bình chọn và 82% chọn phương án giờ làm việc không quá 44 giờ/tuần (làm việc 5,5 ngày/tuần, nghỉ 1,5 ngày/tuần).

        Cụ thể, trang facebook Công đoàn Việt Nam đưa ra 2 phương án do Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đưa ra quy định giờ làm việc bình thường. Kết quả, đến hơn 16h ngày 9.9, chỉ có 18% lượt bình chọn chọn phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành (không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần, tức làm việc 6 ngày/tuần, chỉ nghỉ 1 ngày/tuần); trong khi đó, 82% chọn phương án làm việc không quá 44 giờ/tuần (làm việc 5,5 ngày/tuần, nghỉ 1,5 ngày/tuần).
         Các bình luận về cuộc thăm dò ý kiến cũng ủng hộ phương án 2. Nhiều người cho rằng, nếu giảm giờ làm, mức lương thưởng vẫn được giữ nguyên thì sẽ giúp người lao động có thêm thời gian dành cho gia đình, vì hiện tại công việc chiếm hết thời gian nên họ không có thời gian quan tâm đến gia đình.
       Có ý kiến bình luận: “Cơ quan nhà nước được nghỉ thứ 7, phía doanh nghiệp cũng nên cho cán bộ công nhân viên được nghỉ thứ 7”; người lao động cần được nghỉ như công chức, viên chức để tái tạo sức lao động…

Kết quả cuộc thăm dò tính đến hơn 16 giờ ngày 9.9.2019

        Một ý kiến khác thì chọn phương án giảm giờ làm việc, nhưng cho rằng doanh nghiệp không được cắt giảm lương, thưởng thì mới đảm bảo đúng quyền và lợi ích cho người lao động. Cũng có ý kiến cho rằng, nếu để như cũ thì phải tăng lương, vì hiện lương công nhân quá thấp, mà chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
         Hiện cuộc thăm dò vẫn đang được tiến hành, thu hút đông đảo lượt bình chọn và ý kiến bình luận của nhiều người.

Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/nhieu-nguoi-lao-dong-muon-duoc-giam-gio-lam-viec-753724.ldo

BẢO HÂN (BÁO LAO ĐỘNG)


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập