Đoàn viên Nghiệp đoàn bốc xếp được hỗ trợ nhà (Trần Đề)
Chiều 18.7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện phối hợp Liên đoàn Lao động huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) bàn giao nhà Đại đoàn kết cho ông Trần Minh Hoài là đoàn viênNghiệp đoàn bốc xếp Cảng cá Trần Đề.
Căn nhà được xây dựng có diện tích 32m2, trị giá gần 70 triệu đồng, trong đó quỹ Vì người nghèo tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ 50 triệu đồng, phần còn lại do gia đình đóng góp thêm để xây dựng khang trang.
Đoàn viên Trần Minh Hoài - Nghiệp đoàn bốc xếp Cảng cá Trần Đề trong ngôi nhà mới.
Được biết, gia đình ông Trần Minh Hoài có hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở. Được hỗ trợ căn nhà mới giúp gia đình có chỗ ở ổn định, yên tâm lao động sản xuất.
Đây cũng là công trình thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Sôi nổi hội thao chào mừng ngày thành lập Công đoàn | 30/07/2024 |
Ngọn lửa nồng nàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho công nhân, công đoàn | 24/07/2024 |
Bữa cơm Công đoàn gắn kết đoàn viên, người lao động | 18/07/2024 |
Đoàn viên vùng sâu huyện Kế Sách được nhận nhà Đại đoàn kết | 18/07/2024 |
Trao 2 Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở | 18/07/2024 |
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở
Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Thanh Sơn cho biết, để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, các cấp công đoàn đã cụ thể hóa thành chương trình công tác và bổ sung vào chỉ tiêu nghị quyết đại hội.
Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng thành lập công đoàn cơ sở và phát triển đoàn viên. Ảnh Trường Khoa
Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, trong đó đưa ra các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện, gắn với việc củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn. Các cấp công đoàn chủ động gặp gỡ người sử dụng lao động, người lao động, bộ phận làm công tác nhân sự của doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động thành lập tổ chức công đoàn.
Tính đến hết quý III năm nay, các cấp công đoàn Sóc Trăng đã phát triển được 2.574 đoàn viên, nâng tổng số toàn tỉnh có 65.719 trong tổng số 67.793 người lao động; thành lập mới 17 CĐCS, trong đó có 3 nghiệp đoàn cơ sở ở khu vực phi chính thức, nâng tổng số toàn tỉnh có 1.118 CĐCS. Riêng trong tháng cao điểm triển khai công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, toàn tỉnh thành lập được 6 CĐCS, phát triển mới 950 đoàn viên, trong đó có 4 nghiệp đoàn cơ sở.
Việc thành lập các nghiệp đoàn cơ sở trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây. Các cấp công đoàn có nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả nhằm thu hút, tập hợp người lao động trong khu vực phi chính thức vào tổ chức nghiệp đoàn. Ông Huỳnh Lin, Nghiệp đoàn vé số huyện Trần Đề, tại ấp Giồng Chùa, thị trấn Trần Đề cho biết: “Trước đây chúng tôi mạnh ai nấy bán, nếu có khó khăn cũng không biết dựa vào đâu. Khi vào nghiệp đoàn, tôi thấy mọi người sống chan hòa và hỗ trợ lẫn nhau. Chúng tôi cũng được cán bộ công đoàn thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tổ chức Công đoàn. Tôi sẽ vận động thêm người bán vé số vào nghiệp đoàn”. Chủ tịch LĐLĐ huyện Trần Đề - Hoa Trần Thế cho biết, Nghiệp đoàn vé số huyện Trần Đề là nghiệp đoàn thứ tư của huyện được thành lập. Trước đó, huyện đã thành lập 2 nghiệp đoàn về nghề cá và 1 nghiệp đoàn bốc xếp ở Cảng cá Trần Đề. Các nghiệp đoàn này đều hoạt động hiệu quả, đoàn viên tương trợ lẫn nhau và có thu nhập ổn định.
Tại thị xã Vĩnh Châu, từ ngày được thành lập, thành viên trong Nghiệp đoàn xe 2 bánh chở khách và phòng, chống tội phạm tại thị xã khi ra đường hành nghề đều được trang bị đồng phục, phân chia khu vực hoạt động nền nếp, không tranh giành địa bàn, hỗ trợ giúp nhau trong mọi việc. Họ cũng ý thức hơn trong giao tiếp, tạo được ấn tượng tốt với người dân địa phương, khách hàng. Các đoàn viên phối hợp với lực lượng Công an để đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại địa phương thông qua việc nắm tình hình, cung cấp cho Công an các nguồn tin có giá trị về tội phạm, vi phạm pháp luật.
Với nhiều hoạt động thiết thực, CĐCS Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina trực thuộc Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã trở thành điểm tựa vững chắc cho đoàn viên, người lao động của công ty. Dù mới thành lập hơn 1 năm nhưng tổ chức công đoàn ngày càng khẳng định vai trò đối với người lao động. Qua đó, CĐCS đã kết hợp với công ty kiểm tra, giám sát nơi cung cấp suất ăn, đảm bảo chất lượng bữa ăn giữa ca cho đoàn viên, người lao động. Chủ tịch CĐCS Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina Bành Văn Thắng, cho biết “Chúng tôi luôn cố gắng phát huy tinh thần đoàn kết của đoàn viên, cũng như tích cực đề xuất với lãnh đạo công ty việc chăm lo cho đoàn viên nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động và lợi ích của công ty. Từ đó, tạo nên một mối liên kết bền vững giữa người sử dụng lao động và người lao động”.
Theo Chủ tịch LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu - Phạm Thị Hương, nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, bình đẳng, tiến bộ tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Thủy sản miền Nam, Ban Thường vụ LĐLĐ thị xã phối hợp với Đảng ủy, UBND Phường 1 và Ban Giám đốc Công ty thành lập Ban Vận động người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn và thành lập CĐCS. Theo đó, LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức thành lập CĐCS Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Thủy sản miền Nam với 15 đoàn viên.
Trong chuyến công tác gần đây tại Sóc Trăng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng nhấn mạnh, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS là một trong những nhiệm vụ cốt lõi, trọng tâm của tổ chức Công đoàn hiện nay. Do đó, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam mong muốn lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị; các sở, ban, ngành của tỉnh tiếp tục quan tâm phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn quản lý tốt lực lượng lao động, doanh nghiệp, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn. Theo đó, chú trọng hỗ trợ mọi nguồn lực để các cấp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh chủ động nắm chắc tình hình biến động đoàn viên, nhất là đoàn viên khu vực ngoài nhà nước; từ đó có giải pháp hỗ trợ, ổn định nguồn lao động, phát triển đoàn viên vào tổ chức Công đoàn. Ngoài ra, chú trọng thành lập các nghiệp đoàn khu vực phi chính thức.
Thực tế cho thấy, môi trường đầu tư kinh doanh của Sóc Trăng ngày càng được cải thiện, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước quan tâm đến tìm hiểu sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thu hút lớn nguồn lực lao động tại địa phương. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đòi hỏi các cấp công đoàn, đoàn viên và người lao động tiếp tục nỗ lực, phát huy truyền thống đoàn kết để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
HOÀNG LIÊN PHƯƠNG
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Điểm tựa cho người bán vé số dạo | 13/11/2024 |
Tập huấn công tác tài chính Công đoàn | 12/11/2024 |
83 cán bộ Công đoàn được tập huấn công tác nữ công | 01/11/2024 |
Công đoàn Sóc Trăng tập huấn công tác thi đua, khen thưởng | 01/11/2024 |
256 cán bộ tại huyện Kế Sách được bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn | 29/10/2024 |

Chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)
Dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động 2012 sẽ được trình Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào Kỳ họp tháng 10 tới. Bên cạnh những nội dung lớn như: điều chỉnh tuổi hưu, nới rộng khung giờ làm thêm, dự thảo còn điều chỉnh nhiều vấn đề có tính thiết yếu trong quan hệ lao động gồm: hợp đồng lao động (HĐLĐ), lương tối thiểu vùng...
Theo đó, dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động đề xuất: HĐLĐ phải được giao kết theo một trong 2 loại: HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 2 loại: không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn
Cụ thể, HĐLĐ không xác định thời hạn là loại HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. HĐLĐ xác định thời hạn là loại HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng nhưng không quá 36 tháng. Như vậy, loại hình HĐLĐ theo mùa vụ không còn được sử dụng trong dự thảo lần này.
Luơng tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường
Cơ quan soạn thảo để xuất thay đổi khái niệm về lương tối thiểu (LTT) vùng. Theo đó, LTT vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động (NLĐ) làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường.
Khái niệm về LTT trong Bộ luật Lao động hiện hành, ngoài thông tin trên còn được bổ sung thêm nội dung: "...phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ". Nội dung "đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ" được cơ quan soạn thảo chuyển thành 1 trong 5 tiêu chí để xác định, điều chỉnh LTT. Cụ thể, tiền LTT được xác định và điều chỉnh căn cứ vào 5 yếu tố sau đây: Mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ; tương quan giữa lương tối thiểu và mức lương phổ biến của NLĐ trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Tin -ảnh: T.Ngôn
Sưu tầm: Nguồn: https://nld.com.vn/cong-doan/chi-con-2-loai-hop-dong-lao-dong-trong-du-thao-bo-luat-lao-dong-sua-doi-20190905091834493.htm