戻る
Hướng về cơ sở, chăm lo thiết thực cho người lao động
Phát huy truyền thống vẻ vang của Công đoàn Việt Nam, qua 32 năm xây dựng và phát triển, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho đoàn viên, người lao động.

Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Cách đây 95 năm, ngày 28/7/1929, tại Hà Nội, Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam chính thức được thành lập. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân lao động. Với ý nghĩa trên, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V (tháng 11/1983) đã thông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929 - ngày thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

Cùng với việc tái lập tỉnh Sóc Trăng vào năm 1992, Công đoàn tỉnh Sóc Trăng cũng được thành lập và đi vào hoạt động. Từ đầu nhiệm kỳ, toàn tỉnh có 14.411 đoàn viên công đoàn sinh hoạt tại 400 công đoàn cơ sở trực thuộc, 6 LĐLĐ huyện, thị xã; 6 công đoàn ngành với 49 cán bộ công đoàn chuyên trách. Qua từng giai đoạn phát triển, tổ chức Công đoàn tỉnh đã luôn thực hiện hiệu quả vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ).

Đồng chí Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng (thứ 3 từ phải qua) cùng đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng (thứ 4 từ phải qua) tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: HẢI HÀ 

Sau 32 năm tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, của Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp công đoàn tỉnh đã có sự lớn mạnh về mọi mặt. Đến nay, toàn tỉnh có 15 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố, công đoàn ngành và tương đương, với hơn 64.000 đoàn viên thuộc 1.102 công đoàn cơ sở. Các phong trào thi đua yêu nước được công đoàn các cấp tập trung đổi mới nội dung, hình thức theo hướng có chất lượng, hiệu quả thiết thực. Công tác chăm lo đời sống, trong CNVCLĐ được các cấp công đoàn triển khai thường xuyên, hướng về cơ sở.

Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp công đoàn trong tỉnh đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 324 căn nhà “Mái ấm công đoàn” trị giá trên 14 tỷ đồng, vượt 29,6% so với chỉ tiêu nhiệm kỳ (vượt 74 căn). Các phong trào thi đua đã được các cấp công đoàn tích cực hưởng ứng, với nội dung phong phú, hình thức phù hợp với từng đơn vị. Qua phát động các phong trào thi đua đã có 41.098 giải pháp, sáng kiến được áp dụng trong thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực; 834 công trình, sản phẩm hoàn thành với tổng trị giá trên 520 tỷ đồng, làm lợi trên 12,4 tỷ đồng. Đặc biệt là, từ năm 2023, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề trước kỳ họp Quốc hội giữa đại biểu Quốc hội với công nhân lao động. Qua đó, đoàn viên, người lao động đã trực tiếp bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và có những kiến nghị, đề xuất từ thực tế lao động, sản xuất đến lãnh đạo các cấp. Các cấp công đoàn còn chủ động tìm đối tác, đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho người lao động.

Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh  (thứ 10 từ phải qua)  và đồng chí Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng  (thứ 11 từ phải qua)  trao quà cho đoàn viên, người lao động  có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: HẢI HÀ

Tập trung thực hiện 3 khâu đột phá

Trước yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, LĐLĐ tỉnh đã và đang thay đổi phương thức tổ chức, hoạt động nhằm đáp ứng thời cơ và thách thức hiện nay. Theo đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” của nhiệm kỳ 2023 - 2028, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn tập trung triển khai thực hiện 3 khâu đột phá gồm: Tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ, trọng tâm là thương lượng, đối thoại về tiền lương; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, uy tín, trách nhiệm; thực hiện chuyển đổi số trong công tác truyền thông, quản lý đoàn viên và công tác tài chính công đoàn, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở theo chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam giao.

Cụ thể hơn, LĐLĐ tỉnh sẽ đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn tỉnh Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng thời sơ, tổng kết các chương trình, kế hoạch, các mô hình thi đua triển khai nhân rộng trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn. LĐLĐ tỉnh cũng chọn khâu đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước giỏi về chuyên môn, thạo về kỹ năng quản lý kinh tế, kỹ năng quản trị tại doanh nghiệp, ngoại ngữ. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên, người lao động.

Dưới sự chứng kiến của đồng chí Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (đứng giữa hàng sau) và các đại biểu,  lãnh đạo  LĐLĐ  tỉnh Sóc Trăng ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp. Ảnh: HẢI HÀ

Đánh giá về hoạt động Công đoàn trong thời gian qua, đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, các cấp công đoàn trong tỉnh đã chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo CNVCLĐ. Trong tổ chức hoạt động luôn hướng về cơ sở và người lao động, kể cả khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động được các cấp công đoàn tổ chức linh hoạt, đa dạng, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Bằng những việc làm thiết thực và có hiệu quả, tổ chức Công đoàn Sóc Trăng ngày càng được củng cố và phát triển. Đội ngũ công nhân, lao động ngày càng xứng đáng là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công - nông - trí thức, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Thành tích đó còn là sự kết tinh của quá trình nỗ lực, rèn luyện liên tục của các thế hệ công nhân, lao động, các thế hệ cán bộ, đoàn viên công đoàn trong tỉnh từ ngày LĐLĐ tỉnh được thành lập đến nay.

HẢI HÀ - BÁO SÓC TRĂNG


戻る
Hỗ trợ sửa chữa, xây mới 5 Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở
Chiều 26.6, Liên đoàn Lao động thị xã Vĩnh Châu tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

6 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động thị xã Vĩnh Châu đã thực hiện tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động.

Theo đó, đã trao trên 216 phần quà trị giá 89 triệu đồng và 1.740kg gạo nhân dịp Tết Sum vầy; trao tặng 80 phần quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi 9 đoàn viên bị bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân 2024. Hỗ trợ xây dựng mới 5 nhà Mái ấm Công đoàn (có 3 nhà do Liên đoàn Lao động tỉnh Long An hỗ trợ), sửa chữa 1 căn nhà và xây dựng mới 02 nhà Đại Đoàn kết cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn bức xúc về nhà ở, tổng kinh phí hỗ trợ 370 triệu đồng.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng trao tặng Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho 1 tập thể và 1 cá nhân

Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Phải - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng - đã trao tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho 1 tập thể và 1 cá nhân; trao Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh cho 2 tập thể và 3 cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2023.

PHƯƠNG ANH


戻る
Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 9/2019
(NLĐO) - Trong tháng 9-2019 sẽ có 05 chính sách về tiền lương chính thức có hiệu lực thi hành.

       1. Quy định mức thù lao tối đa của giáo viên, người dạy nghề đào tạo trình độ sơ cấp
       Thông tư 40/2019/TT-BTC  sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 152/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2019. Đáng chú ý tại văn bản này là nội dung sửa đổi về mức chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
     Cụ thể, theo Khoản 7 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BTC sửa đổi Khoản 3 Điều 10 Thông tư 152/2016/TT-BTC, mức thù lao đối với giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng như sau:
      - Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước: Áp dụng mức tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng.
      Người dạy nghề không thuộc trường hợp nêu trên: Mức chi do thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì xây dựng đơn giá đặt hàng đề xuất, tối đa không quá mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư  36/2018/TT-BTC. Theo đó, tùy theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao.
      Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học).
      2. Giảng viên các trường cao đẳng, trung cấp có hệ số lương cao nhất là 8,0

    Đây là nội dung đáng chú ý tại  Thông tư 12/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 26-9-2019.
         Cụ thể, theo Điều 3 Thông tư 12, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp và giáo viên giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư 10/2018/TT-BNV và Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH , được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP , cụ thể như sau:
      - Giảng viên GDNN cao cấp hạng I từ hệ số lương 6,20 đến 8,00; giáo viên GDNN hạng I từ hệ số lương 5,75 đến 7,55;
       - Giảng viên GDNN chính hạng II và giáo viên GDNN hạng II từ hệ số lương 4,40 đến 6,78;
      - Giảng viên, giáo viên GDNN lý thuyết hạng III từ hệ số lương 2,34 đến 4,98;
       - Giảng viên, giáo viên GDNN thực hành hạng III từ hệ số lương 2,10 đến 4,89;
       - Giáo viên GDNN hạng IV từ hệ số lương 1,86 đến 4,89.

      Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.
    3. Hướng dẫn chuyển xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành văn thư
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại  Thông tư 10/2019/TT-BNV  hướng dẫn việc xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư, có hiệu lực thi hành ngày 20-9-2019.
       Theo đó, đối với công chức đang làm công tác văn thư từ các ngạch công chức chuyên ngành văn thư hiện giữ hoặc các ngạch công chức khác sang ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư 14/2014/TT-BNV được chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV , cụ thể:
        Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 9-2019 - Ảnh 1.
        Cán bộ BHXH TP HCM trong giờ làm việc
      - Đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch chuyên viên chính văn thư và tương đương: Xếp lương ngạch văn thư chính (mã số 02.006);
       - Đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch chuyên viên văn thư và tương đương: Xếp lương ngạch văn thư (mã số 02.007);
      - Đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch cán sự văn thư và tương đương hoặc công chức hiện đang xếp lương ngạch nhân viên văn thư có trình độ từ trung cấp trở lên: Xếp lương ngạch văn thư trung cấp (mã số 02.008).
      4. Tăng mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ
     Thông tư 106/2019/TT-BQP  hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc có hiệu lực thi hành từ ngày 8-9-2019.
      Theo đó, mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc được điều chỉnh tăng thêm 7,19% trên mức trợ cấp hàng tháng của tháng 6-2019.
       Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng sau khi điều chỉnh từ ngày 1-7-2019 cụ thể như sau:
        - Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, trợ cấp: 1.891.000 đồng/tháng;
        - Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, trợ cấp: 1.977.000 đồng/tháng;
        - Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, trợ cấp: 2.064.000 đồng/tháng;
        - Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, trợ cấp: 2.150.000 đồng/tháng;
        - Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, trợ cấp: 2.235.000 đồng/tháng.
     5. Nguồn kinh phí tăng lương cơ sở năm 2019 tại các đơn vị sự nghiệp công lập
      Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 46/2019/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 6-9-2019.
      Theo đó, 3 nguồn kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 44/2019/NĐ-CP tại các đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể như sau:
        Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 9-2019 - Ảnh 2.
        Cán bộ BHXH TP HCM trong giờ làm việc
      - Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2019 (nếu có).
      - Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2019 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện đến mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng). Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
     - Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2019 tăng thêm so với dự toán năm 2018 được cấp có thẩm quyền giao.

K.An - Hoàng Triều

Nguồn:http://www.congdoan.vn/tin-tuc/doi-song-cong-nhan-503/chinh-sach-tien-luong-co-hieu-luc-tu-thang-9.2019-410748.tld


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập