Sôi nổi giải bi sắt trong đoàn viên Công đoàn Viên chức tỉnh Sóc Trăng
Đến dự, có đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng; đồng chí Đoàn Thị Chiến - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh Sóc Trăng.
Giải bi sắt trong đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động năm 2024 với sự tham gia của 62 đội đến từ 35 Công đoàn cơ sở trực thuộc. Các vận động viên tham gia với các nội dung thi đấu đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.
Đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia
Theo đồng chí Đoàn Thị Chiến - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh Sóc Trăng, thông qua các hoạt động thể thao nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong việc xây dựng đời sống văn hóa, đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe của đoàn viên, công chức, viên chức tại đơn vị.
Giải bi sắt thu hút sự tham gia của nhiều đoàn viên công đoàn
Đây cũng là điều kiện để đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động có dịp được giao lưu, học hỏi, phát huy tinh thần đoàn kết giữa các đơn vị, tạo không khí phấn khởi, hăng hái thi đua hoàn thành nhiệm vụ trong công tác.
ANH KHOA
Công đoàn Sóc Trăng ký kết thêm 02 thỏa thuận hợp tác chăm lo cho đoàn viên
Theo thỏa thuận hợp tác giữa LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, hai bên tăng cường phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của 2 cơ quan theo chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt và chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trong công tác nghiên cứu khoa học, các bên cử đại diện tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm, tập huấn, Hội đồng khoa học do 2 đơn vị tổ chức. Phối hợp trong việc viết bài tạp chí, sách, báo liên quan đến hoạt động khoa học của hai đơn vị, giới thiệu các chuyên gia, các nhà khoa học tùy theo từng lĩnh vực chuyên ngành của các bên.
LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng ký kết hợp tác với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu về xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến công nhân, lao động và Công đoàn như: Đối thoại, thương lượng về quan hệ lao động; tâm lý công nhân lao động; an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); nhận thức của người lao động, văn hóa an toàn lao động trong công nhân lao động.
Phối hợp trong công tác điều tra, khảo sát, lấy ý kiến người lao động để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Phối hợp tổ chức và thực hiện các khóa huấn luyện ATVSLĐ cho các đối tượng là giảng viên huấn luyện ATVSLĐ, các nhóm lao động theo nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
Phối hợp tổ chức và thực hiện khám bệnh định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Phối hợp triển khai các hoạt động đào tạo, hướng dẫn sản xuất, làm việc an toàn trong giai đoạn phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch.
Xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan đến Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân hàng năm; hỗ trợ vật chất và tinh thần cho công nhân lao động. Phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện tuân thủ các yêu cầu về chính sách pháp luật về ATVSLĐ và hệ thống quản lý ATVSLĐ theo hướng hội nhập quốc tế.
LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng ký kết thỏa thuận hợp tác với Chi nhánh Công ty TNHH Yakult Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng
Theo thỏa thuận hợp tác giữa LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng với Chi nhánh Công ty TNHH Yakult Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng, trong suốt thời hạn hợp tác, Chi nhánh Công ty TNHH Yakult Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng sẽ cung cấp, bán hàng giảm giá cho đoàn viên, người lao động, công đoàn các cấp thuộc LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.
Đảm bảo giá ưu đãi cho đoàn viên thấp hơn ít nhất 7% so với giá niêm yết hoặc giá trên thị trường của tỉnh. Hỗ trợ kinh phí được trích từ lợi nhuận bán hàng cho công đoàn các cấp là 300 đồng/chai. Số tiền sẽ được chi trả định kỳ 3 tháng/lần.
Cam kết sản phẩm Yakult giao đến các công đoàn cơ sở là sản phẩm đảm bảo chất lượng bên trong lẫn bên ngoài theo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng.
Vào dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân, kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam hàng năm (28.7), Chi nhánh Công ty TNHH Yakult Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng sẽ tham gia các hoạt động xã hội từ thiện theo kế hoạch vận động của LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng và đóng góp theo khả năng, nhưng không ít hơn 20 triệu đồng mỗi năm.
ANH KHOA
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
LĐLĐ huyện Long Phú ký kết chương trình hợp tác với Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Sóc Trăng | 24/05/2024 |
Ra mắt mô hình Công đoàn với chuyển đổi số | 23/05/2024 |

Đề xuất nghề giáo viên mầm non là nặng nhọc
“Chả nhẽ để trẻ hát cô là… bà”
Góp ý về dự thảo Nghị định quy định tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu mới đây, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) - đề xuất xếp giáo viên mầm non vào nhóm nghề nặng nhọc, nên nghỉ hưu sớm ở tuổi 55 hoặc sớm hơn.
Ông Hiểu phân tích, giáo viên mầm non phải đến sớm đón trẻ và kết thúc công việc muộn, số giờ làm việc thường vượt quá quy định. Giáo viên mầm non không chỉ dạy mà còn dỗ, múa, hát, áp lực công việc lớn.
Từng đi thực tế ở quận Tân Bình (TPHCM), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết, có giáo viên 46 tuổi đứng lên nói “không biết lúc tôi 50 tuổi, các cháu còn muốn nghe cô múa hát nữa không”.
Theo khảo sát, 96% giáo viên mầm non muốn được về hưu ở tuổi 55. Ảnh: Huyên nguyễn
Còn ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - cho rằng, từ 55 tuổi trở lên, giáo viên mầm non bị hạn chế khi thực hiện các thao tác chuyên môn như múa, hát, hướng dẫn hoạt động thể lực, chạy, nhảy cho học sinh. Chương trình giáo dục mầm non không chỉ bó hẹp ở chăm trẻ, còn phải đáp ứng được yêu cầu của nhiều chương trình chuẩn quốc tế cũng trở thành thách thức với các cô giáo cao tuổi.
Hiện nay, thực tế giờ làm việc của giáo viên mầm non khoảng 10 tiếng mỗi ngày. “Các cô phải đến trường lúc 6h sáng và 6h tối mới trở về. Cường độ làm việc cao, sức ép từ sự giữ an toàn cho trẻ căng thẳng kéo dài làm cho sức khỏe giảm sút nhanh, nghiêm trọng theo thời gian” - ông Ân nói.
Một thực tế được bà Cù Thị Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) - chia sẻ: “Trước đây, chúng ta hay nghe câu hát “cô là mẹ và các cháu là con”, thì tới đây nếu nghỉ hưu ở tuổi cao, cô sẽ là... bà và các cháu là con.
Bà Thuỷ nói rằng, giáo viên mầm non là ngành giáo dục đặc biệt, để nói là nặng nhọc, độc hại thì cần phải tính toán, nhưng 1 lớp có 30 cháu thì tiếng ồn của trẻ cũng rất cao. Đòi hỏi của phụ huynh, của trẻ là những áp lực rất lớn đối với giáo viên.
Theo quy định của Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 với nữ vào năm 2035. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) nặng nhọc, độc hại ở vùng đặc biệt khó khăn hay trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc được quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 năm. Như vậy, nếu được bổ sung vào danh mục này, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi 57 với nam và 55 đối với nữ.
Giáo viên mầm non đang gặp nhiều áp lực
Chia sẻ khó khăn áp lực của giáo viên trong một hội nghị đánh giá thời gian làm việc, chính sách đối với giáo viên, nhân viên cấp mầm non, bà Trần Thị Tố Uyên - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT tỉnh Điện Biên - cho biết: Hiện nay, tỉ lệ bình quân giáo viên/lớp của tỉnh khá thấp so với các tỉnh lân cận. Điều đó dẫn tới áp lực công việc cao và quá tải về cường độ lao động cho giáo viên, nhân viên ở một số trường, đặc biệt là ở vùng khó khăn.
Cùng chung khó khăn trên, bà Trần Thị Thúy - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên - chia sẻ: Tỉnh Thái Nguyên đã có quy định các trường phân công 1 giáo viên trực đón trẻ sớm và được về sớm, 1 giáo viên đến trường muộn hơn và trả trẻ muộn để thời gian làm việc đủ 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, khá nhiều trường mầm non không thực hiện được.
“Vì số trẻ đông, quá tải trẻ/lớp, nếu để 1 giáo viên trực không đảm bảo an toàn cho trẻ nên 2 giáo viên phải cùng nhau làm việc, dẫn đến tình trạng vượt giờ so với quy định bình quân khoảng 1,5 đến 2 giờ/ngày. Ngoài ra, các trường mầm non thường phải tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên vào ngoài giờ nên thực tế số giờ vượt so với quy định còn cao hơn nữa” - bà Thuý cho hay.
Còn Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT Tuyên Quang Vũ Văn Dũng nhấn mạnh: “Số giờ làm việc thực tế của giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn vượt quá nhiều so với quy định (làm việc từ 9 đến 10 giờ/ngày) nhưng cũng chưa được tính thêm làm ngoài giờ”.
Chia sẻ về áp lực của giáo viên mầm non và đề xuất của Tổng LĐLĐVN, GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT - rất đồng tình. Theo GS Hạc, những khó khăn với giáo viên mầm non là điều nhìn thấy rõ mà lâu nay chúng ta chưa giải quyết được. Nếu tăng thêm tuổi lao động sẽ như tăng thêm gánh nặng cho đội ngũ này. Không chỉ riêng quy định về tuổi lao động, nguyên bộ trưởng còn đề xuất phải xem xét thêm cả về chế độ tiền lương, thu nhập đối với giáo viên mầm non sao cho xứng đáng với công sức.
Còn bà Trịnh Thanh Hằng - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn - cho rằng, nên quy định theo hướng trao “quyền” cho NLĐ. “Về quy định nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nên quy định theo hướng trao “quyền” cho NLĐ. Nghĩa là nếu họ có nguyện vọng tiếp tục làm việc và sức khỏe vẫn đảm bảo, đơn vị có nhu cầu thì có thể tiếp tục làm việc đến tuổi nghỉ hưu như NLĐ trong điều kiện bình thường” - bà Hằng nói.
96% giáo viên mầm non muốn về hưu ở tuổi 55
Ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - dẫn khảo sát nhanh trên gần 10.700 giáo viên mầm non trong một tuần, 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như cũ.
HUYÊN NGUYỄN
Nguồn:https://laodong.vn/cong-doan/de-xuat-nghe-giao-vien-mam-non-la-nang-nhoc-813579.ldo