Họp mặt cán bộ Công đoàn chuyên trách 3 tỉnh qua các thời kỳ
Dự buổi họp mặt có đồng chí Trần Văn Huyến, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang.
Phát biểu tại buổi họp mặt, đồng chí Trần Văn Huyến khẳng định, cùng với quá trình phát triển của đất nước, giai cấp công nhân, người lao động và tổ chức công đoàn của Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ, đã có bước trưởng thành, phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, của Công đoàn Hậu Giang nói riêng và Công đoàn Sóc Trăng, Cần Thơ nói chung phát huy vai trò của mình, đóng góp, tạo bước phát triển tốt, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thời gian tới, tổ chức công đoàn cần đẩy mạnh nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động, góp phần giúp người lao động giảm bớt khó khăn, yên tâm công tác, cống hiến và lao động sản xuất.
Tập trung hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh, chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, công nhân lao động.
Đồng chí Lê Công Khanh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hậu Giang phát biểu: "Nhìn lại chặng đường 95 năm đã qua, chúng ta luôn tự hào về truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Các đại biểu dự Họp mặt cán bộ công đoàn chuyên trách qua các thời kỳ 3 tỉnh Hậu Giang - TP Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Anh Khoa.
Đó là truyền thống yêu nước, tự cường, trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng; truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái; hết lòng phấn đấu vì quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động. Thời gian qua, Công đoàn Hậu Giang đã trưởng thành về mọi mặt, đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của tỉnh nhà".
Để ghi nhận biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong phong trào đổi mới sáng tạo hiệu quả trong hoạt động tổ chức công đoàn, năm nay, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Hậu Giang quyết định tôn vinh chủ tịch công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở xuất sắc, tiêu biểu cấp tỉnh với số lượng 95 cá nhân.
Đoàn đại biểu tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Hậu Giang.
Dịp này, nhiều cán bộ công đoàn được tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; các đồng chí nguyên là chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ liên đoàn 3 tỉnh, thành phố qua các thời kỳ được tặng quà thay cho lời tri ân và cảm ơn với những đóng góp trong thời gian qua.
Trước đó, Đoàn đại biểu dự Họp mặt cán bộ công đoàn chuyên trách qua các thời kỳ 3 tỉnh Hậu Giang - TP Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng đã đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Hậu Giang.
BÍCH NGỌC

Tuổi cao thì năng suất lao động kém
Nhiều DN thậm chí còn tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều công nhân từ 35-45 tuổi, do ở độ tuổi này thì sức khỏe, độ nhanh nhạy, kỹ năng làm việc của người lao động (NLĐ) càng giảm, trong khi phải trả lương cao vì thâm niên làm việc. Đề cập thực trạng này, tại các hội thảo góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) do các cấp Công đoàn (CĐ) tổ chức, nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của NLĐ, đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất.
Qua khảo sát, phần lớn công nhân trực tiếp sản xuất không muốn nâng tuổi nghỉ hưu Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Kinh tế phát triển kéo theo các điều kiện chăm sóc ý tế được cải thiện, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam vì thế ngày càng cao. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là sức khỏe của người dân, đặc biệt là lao động chân tay, được cải thiện. Ở nhiều DN, môi trường làm việc, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động chậm được cải thiện, chất lượng bữa ăn giữa ca của NLĐ cũng không bảo đảm. Những yếu tố này khiến sức khỏe NLĐ không được cải thiện. Lớn tuổi mà sức khỏe kém thì hiệu quả công việc của NLĐ rất thấp. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu, chắc chắn sẽ có một bộ phận không nhỏ công nhân trực tiếp sản xuất xin nghỉ việc để hưởng trợ cấp một lần, lúc đó liệu chính sách hưu trí có còn là chính sách an sinh xã hội đúng đắn nữa không? Qua đây cho thấy việc tăng tuổi hưu ở thời điểm này là chưa phù hợp.
Từ thực tế trên, cá nhân tôi tán thành ý kiến của ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đó là mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến các yếu tố: đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn. Đối với NLĐ bị suy giảm sức khỏe, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền nghỉ hưu sớm hơn đến 10 năm so với quy định. Trong bối cảnh chúng ta đang giảm biên chế quyết liệt để sắp xếp tinh gọn bộ máy và một số lượng khá lớn sinh viên và người trong độ tuổi lao động không có việc làm, Quốc hội cần thận trọng khi xem xét thông qua đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu.
Đào Văn Hùng (huyện Củ Chi, TP HCM)
Nguồn: https://nld.com.vn/cong-doan/tuoi-cao-thi-nang-suat-lao-dong-kem-2019091521193759.htm
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Bổ nhiệm Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy | 10/09/2019 |
Nhiều người lao động muốn được giảm giờ làm việc | 10/09/2019 |
Chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) | 06/09/2019 |
Chương trình phúc lợi đoàn viên: Đoàn viên công đoàn hưởng lợi trên 19,5 tỉ đồng | 05/09/2019 |
Điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp | 05/09/2019 |
Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 9/2019 | 03/09/2019 |