חזרה
Quan tâm chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động
Ngày 19/7, tại Công ty TNHH Mediprotek Vina diễn ra Đại hội CĐCS Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina, lần thứ I, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đến dự có đồng chí Phan Tấn Phong - Chủ tịch Công đoàn Các KCN tỉnh cùng 36 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 500 đoàn viên công đoàn của công ty.

Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina trực thuộc Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng. Công ty có 524 người lao động. Trong đó lao động là người dân tộc Khmer chiếm khoảng 50%, dân tộc Hoa chiếm khoảng 1,7%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 48,3%. Hầu hết đoàn viên, người lao động có thu nhập cao hơn mức lương tối thiểu vùng nên an tâm nỗ lực lao động sản xuất. Người lao động cũng được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ để làm việc trong môi trường an toàn, đồng hành lâu dài với công ty.

Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina  nhiệm kỳ 2023 - 2028  ra mắt tại đại hội.

Qua hơn 1 năm thành lập, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở lâm thời của công ty luôn quan tâm đến đời sống của đoàn viên, người lao động. Trong năm qua, công đoàn đã kết hợp với công ty thực hiện việc trợ cấp khó khăn, ốm đau, tai nạn, tang gia, hiếu hỉ... cho đoàn viên, người lao động ở mức từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng/suất, với tổng số tiền 36 triệu đồng. Công đoàn còn phối hợp với công ty kiểm tra, giám sát nơi cung cấp suất ăn, đảm bảo chất lượng bữa ăn giữa ca cho đoàn viên, người lao động tại công ty. Cùng với đó, các hoạt động tặng quà trong các dịp lễ, Tết, các chế độ bảo hiểm cho người lao động cũng được quan tâm thực hiện đầy đủ.

Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina nhiệm kỳ 2023 - 2028 gồm 7 đồng chí. Đồng chí Bành Văn Trắng được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mediprotek Vina nhiệm kỳ 2023 - 2028.

HẢI HÀ - BÁO SÓC TRĂNG


חזרה
Công đoàn Viên chức tỉnh bàn giao nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở
Chiều ngày 10/01/2025 Công đoàn Viên chức tỉnh đã tổ chức lễ bàn giao nhà “Mái ấm công đoàn” cho anh Lưu Văn Hải, là đoàn viên CĐCS Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc Hội và HĐND tỉnh Sóc Trăng.

Căn nhà của anh Hải được xây dựng sửa chữa tại số 52/16, đường Dương Minh Quang, Phường 3, thành phố Sóc Trăng với diện tích sử dụng 50m2, từ nguồn quỹ "Mái ấm công đoàn" hỗ trợ 20 triệu đồng.

Lãnh đạo Công đoàn Viên chức tỉnh Sóc Trăng bàn giao Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên Lưu Văn Hải.

Anh Hải cho biết: “là tài xế xe cho cơ quan Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc Hội và HĐND tỉnh, với thu nhập ít, không đủ sửa chữa căn nhà đã xuống cấp của mình, nhờ được sự quan tâm và hỗ trợ của tổ chức công đoàn nên anh mới có khả năng để sửa chữa căn nhà để an cư và ổn định cuộc sống”

Tại lễ bàn giao, Đ/c Đoàn Thị Chiến - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh đã động viên và chúc mừng anh Lưu Văn Hải có được căn nhà để đón mừng năm mới và từng bước ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia các phong trào, hoạt động do các cấp Công đoàn phát động.

TRUNG HIẾU


חזרה
Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm
Nhiều lao động trở về từ các tỉnh miền Đông, Thành phố Hồ Chí Minh do dịch bệnh COVID-19 đẩy áp lực giải quyết việc làm lên rất cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp tại Bạc Liêu cố gắng hết sức để cùng người lao động vượt quá thời gian khó khăn này.

          Cắt giảm chi phí để lo cho công nhân

         Doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Trong giai đoạn này, nhiều DN đã liên kết hợp tác với nông dân. Đó là giải pháp giúp DN cắt giảm các khoản chi phí trung gian từ các lái tôm thông qua thu mua nguyên liệu trực tiếp.

         Theo các DN xuất khẩu, việc liên kết sản xuất với nông dân sẽ giúp DN tiết kiệm khoảng 20% chi phí không đáng có và xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Các DN tập trung phát triển hệ thống thương mại điện tử gắn với kết nối hệ thống bán hàng qua mạng, vì người dân các nước nhập khẩu không tổ chức hợp chợ mà mua hàng online.

Doanh nghiệp chế biến thủy sản và người lao động chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Nhật Hồ

       Ngoài ra, với nhu cầu chế biến các món ăn nhanh, việc tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng theo kiểu “thức ăn nhanh” cũng là chiến lược mà các DN xuất khẩu cần nhắm đến. Mặt khác, ngoài thị trường xuất khẩu, chế biến thủy sản cần quan tâm đến sức mua của thị trường nội địa vốn bị các doanh nghiệp xuất khẩu “bỏ ngỏ” lâu nay.

        Một điều đáng ghi nhận, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các DN của tỉnh đã không đẩy khó khăn này cho người lao động (NLĐ). Đó là việc không cắt giảm công nhân, một số DN còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NLĐ và nông dân.

      Từ khi phát sinh dịch bệnh đến nay, tuy hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai) vẫn cam kết thu mua tôm của người nông dân theo giá thị trường và cao hơn các DN khác khoảng 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Diệu - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long - cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn chung, DN cần chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm. Có vậy mới giúp nông dân gắn bó với mình và tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, đồng thời vẫn duy trì lượng lao động hiện có”.

       Tập đoàn Việt - Úc đang có chính sách giảm giá tôm giống tối đa cho hộ nuôi tôm, giúp họ giảm bớt các khoản chi phí phát sinh để an tâm đầu tư và duy trì sản xuất…

          Hỗ trợ cho người lao động

       Cùng với các DN, hiện các ngành và địa phương cũng tập trung thực hiện tốt những giải pháp để hỗ trợ NLĐ, nhất là các lao động bị cắt giảm phải trở về từ các khu công nghiệp (KCN) ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…

          Bà Võ Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân - cho biết: “Qua khảo sát trên địa bàn huyện, có khoảng 400 lao động nữ trở về từ các KCN do ảnh hưởng dịch COVID-19. Vì vậy, để giải quyết việc làm và thu nhập cho chị em, hội đã liên kết với các hợp tác xã đan lát nhận dạy nghề và giải quyết việc làm. Bước đầu đã tạo được thu nhập và hội sẽ nhân rộng mô hình này”.

        Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chủ động tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6.2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của DN và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6.2020, dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị thì BHXH tỉnh kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12.2020.

Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/chia-se-kho-khan-voi-nguoi-lao-dong-bi-cat-giam-796892.ldo
NHẬT HỒ (BÁO LAO ĐỘNG)


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập