Công đoàn huyện Mỹ Tú thành lập 4 mô hình chuyển đổi số
Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Tú đã làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động (NLĐ).
Có 143 đoàn viên, NLĐ bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được nhận quà với tổng số tiền 76 triệu đồng và 2.145kg gạo nhân dịp Tết Nguyên đán 2024; trao 100 phần quà cho đoàn viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí 50 triệu đồng nhân Tháng Công nhân.
Quang cảnh hội nghị sơ kết hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm
CĐCS đã tổ chức trao 2.017 phần quà cho đoàn viên, người lao động với số tiền trên 613 triệu đồng. Riêng đoàn viên, NLĐ các công đoàn cơ sở (CĐCS) khu vực ngoài nhà nước còn được thưởng lương tháng 13 nhân dịp Tết dương lịch và hỗ trợ 01 tháng lương nhân dịp tết Nguyên đán 2024.
100% doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn giữa ca cho người lao động mức dao động từ 22.000 đồng đến 25.000 đồng/người/ngày.
Vận động được trên 135 triệu đồng Quỹ Mái ấm Công đoàn và đề nghị về trên xét 03 căn nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
LĐLĐ huyện tổ chức mắt mô hình Công đoàn với chuyển đổi số tại các CĐCS Long Hưng, Mỹ Phước và CĐCS thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, Mô hình “thanh toán không dùng tiền mặt” đối với một số cán bộ, đoàn viên và người dân kinh doanh tại khu vực chợ; duy trì và củng cố và nhân rộng mô hình trồng rau sạch phục vụ bếp ăn nhà trẻ tại các CĐCS trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Ông Trần Ngọc Giang Nam - Chủ tịch LĐLĐ huyện Mỹ Tú - cho biết, 6 tháng cuối năm 2024, các cấp Công đoàn tiếp tục quan tâm tham gia đảm bảo việc làm bền vững, cải thiện thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động. Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, tăng tỉ lệ đoàn viên trên tổng số công nhân, lao động ở những nơi đã thành lập công đoàn.
Lãnh đạo LĐLĐ huyện Mỹ Tú trao bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho một cá nhân
Dịp này, có 1 tập thể được nhận Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam; 1 tập thể và 2 cá nhân được nhận Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.
CĐCS thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa với mô hình "Dịch vụ công trực tuyến"; CĐCS Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa với mô hình "Cuộc họp không giấy"; CĐCS xã Long Hưng với 2 mô hình "Dịch vụ công trực tuyến" và "Mô hình thanh toán không dùng tiền mặt" đối với một số cán bộ, đoàn viên và người dân kinh doanh tại khu vực chợ. Các mô hình này giúp người dân có những công cụ thuận tiện khi thực hiện các thủ tục hành chính.
PHƯƠNG ANH
Trên 12 tỉ đồng chăm lo cho đoàn viên, người lao động ở Sóc Trăng
Chiều 9.7, Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đến dự và chỉ đạo hội nghị.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, NLĐ đi sâu vào các vấn đề thiết thực, trực tiếp tác động đến đời sống NLĐ.
Quang cảnh Hội nghị
Qua đó đã tổ chức đến doanh nghiệp trao tận tay đoàn viên, NLĐ 3.748 suất quà, tổng trị giá trên 1,8 tỉ đồng; trao 3.210 suất gạo; 17 suất quà cho đoàn viên, NLĐ bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động. Có 800 đoàn viên, NLĐ được Tổng Liên đoàn Việt Nam hỗ trợ thẻ voucher trị giá 300.000 đồng/người mua hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử nhân dịp Tết Nguyên đán 2024.
CĐCS tranh thủ với người sử dụng lao động từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp tặng 24.950 phần quà cho đoàn viên, NLĐ mỗi phần trị giá từ 250 - 450.000 đồng, tổng trị giá trên 11 tỉ đồng.
Các phong trào công nhân, lao động và hoạt động công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh tiếp tục được giữ vững và phát triển toàn diện. Công tác thi đua được phát động, góp phần thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, doanh nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Sóc Trăng đề nghị Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ; rà soát các trường hợp đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam hướng về cơ sở, về đoàn viên. Quan tâm khảo sát nhu cầu nhà ở xã hội trong đoàn viên, NLĐ.
PHƯƠNG ANH

Tổng LĐLĐVN kiểm tra thực hiện Đề án 1780 và Đề án 231 tại ĐBSCL
Buổi làm việc liên quan đến các vấn đề như: Thực hiện Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng tới năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1780) và Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 231) và kiểm tra, đánh giá phân loại Nhà Văn hóa Lao động của các tổ chức Công đoàn.
Phó Chủ tịch thường trực TLĐLĐVN Trần Thanh Hải tại buổi làm việc. Ảnh: N.T
Tại buổi làm việc, đại diện LĐLĐ các địa phương đã báo cáo nhiều khó khăn trong việc thực hiện đề án 231. Dù được triển khai rộng và có kế hoạch, tuy nhiên việc tổ chức các lớp học, xây dựng các trường đào tạo cho công nhân vẫn gặp nhiều bất cập. Nguyên nhân do công nhân không mặn mà với việc học tập.
Sau khi nghe các LĐLĐ báo cáo công tác triển khai thực hiện, cũng như khó khăn trong quá trình triển khai các Đề án trên, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho rằng, Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020” bảo vệ quyền lợi để người lao động, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang vận động rất nhanh.
Theo Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải, việc khuyến khích cho người lao động nỗ lực học tập là cần thiết, bởi học nghề là phải học liên tục, học suốt đời thì công nhân mới được nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề, có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.
Ngoài ra, việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cho người lao động là rất cần thiết và quan trọng. Thiết chế nhà văn hóa trong các khu công nghiệp là cần thiết, phục vụ tốt và nâng cao đời sống tinh thần của công nhân, đồng thời, củng cố uy tín của tổ chức Công đoàn trong người lao động.
“Sinh ra nhà văn hóa của người lao động thì trước hết phải phục vụ cho người lao động, phục vụ về đời sống tinh thần cho người lao động. Người lao động phải cảm nhận được rằng, đây là nơi giúp cho đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú và cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn” – Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN khẳng định.
TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/tong-ldldvn-kiem-tra-thuc-hien-de-an-1780-va-de-an-231-tai-dbscl-815122.ldo
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Đề xuất nghề giáo viên mầm non là nặng nhọc | 19/06/2020 |
Cảnh báo tình trạng thu gom sổ BHXH của người lao động | 17/06/2020 |
Chính sách mới áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức từ 1-7-2020 | 16/06/2020 |
Đoàn viên công đoàn hiểu biết sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh | 19/05/2020 |
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội - Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó | 08/05/2020 |
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5-2020 người lao động nên biết | 07/05/2020 |
Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm | 09/04/2020 |
Sóc Trăng tạm dừng hoạt động cơ sở karaoke, massage để phòng ngừa COVID-19 | 26/03/2020 |