חזרה
Trên 13 tỉ đồng chăm lo cho đoàn viên, người lao động
Năm 2024, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh và CĐCS trực thuộc đã hỗ trợ hàng nghìn phần quà cho đoàn viên, NLĐ. Ước tổng kinh phí trên 13 tỉ đồng.

Ngày 13.1, Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Đồng chí Lê Văn Phải - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng dự và chỉ đạo hội nghị.


Năm 2024, Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng đã phát triển mới được 4.968 đoàn viên, thực tăng 1.653 đoàn viên. Ảnh: Phương Anh

Báo cáo tại hội nghị, đồng chí Lý Trường Khoa - Phó Chủ tịch Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng cho biết trong năm 2024 công tác đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNLĐ đi sâu vào các vấn đề thiết thực, trực tiếp tác động đến đời sống NLĐ.

Trong dịp tết Nguyên đán, Tháng Công nhân năm 2024 từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND, LĐLĐ tỉnh cùng với kinh phí Công đoàn Các KCN vận động được, tổ chức công đoàn đã trao tặng khoảng 4.500 phần quà cho đoàn viên, NLĐ với tổng số tiền gần 2,5 tỉ đồng. CĐCS trực thuộc cũng đã tranh thủ với người sử dụng lao động từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp tặng 24.950 phần quà đoàn viên, NLĐ. Tổng trị giá trên 11,8 tỉ đồng.

Từ Quỹ Mái ấm Công đoàn, Quỹ Vì người nghèo đã hỗ trợ 4 căn nhà cho Mái ấm Công đoàn, nhà Đại đoàn kết cho đoàn viên bức xúc khó khăn về nhà. Tổng kinh phí 300 triệu đồng.

Trong năm 2024 đã phát triển mới được 4.968 đoàn viên, thực tăng 1.653/1.450 đoàn viên, đạt tỉ lệ 114% chỉ tiêu giao. Thành lập 3 CĐCS, đạt tỉ lệ 100% chỉ tiêu giao. Hiện Công đoàn Các KCN có 33 CĐCS trực thuộc với 25.562 đoàn viên/26.876 CNVCLĐ.

Các CĐCS cũng đã tranh thủ với NSDLĐ tạo điều kiện nâng cao trình độ, nghề nghiệp thường xuyên cho 20.963/26.876 đoàn viên, người lao động đạt 78% (chỉ tiêu 70%) tham gia tập huấn, bồi dưỡng như nghề may, sơ chế, chiên tôm, cơ điện, bảo trì máy móc, phòng cháy chữa cháy… để CNLĐ có tay nghề lao động, sản xuất.

Kết quả thực hiện năm 2024, Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu đạt ra.


Đồng chí Lê Văn Phải - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phương Anh

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Lê Văn Phải - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng đề nghị thời gian tới Công đoàn Các KCN tỉnh tiếp tục chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNLĐ trước mắt là trong các dịp Tết Nguyên đán 2025; Triển khai thực hiện xuất sắc các phong trào thi đua của tổ chức Công đoàn. Xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Tiếp tục triển khai các chương trình thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp đã ký kết đem phúc lợi cho đoàn viên, NLĐ.


Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen của Ban chấp hành Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc. Ảnh: Phương Anh

Dịp này Ban chấp hành Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng đã tặng giấy khen cho 5 tập thể và 19 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn năm 2024.

PHƯƠNG ANH


חזרה
Đề xuất nghề giáo viên mầm non là nặng nhọc
Tổng LĐLĐVN vừa đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc, được nghỉ hưu sớm bởi công việc “không những dạy mà còn phải dỗ trẻ”. Ý kiến trên đã được nhiều người ủng hộ vì cho rằng, giáo viên mầm non đang chịu quá nhiều áp lực.

          “Chả nhẽ để trẻ hát cô là… bà”

        Góp ý về dự thảo Nghị định quy định tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu mới đây, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) - đề xuất xếp giáo viên mầm non vào nhóm nghề nặng nhọc, nên nghỉ hưu sớm ở tuổi 55 hoặc sớm hơn.

         Ông Hiểu phân tích, giáo viên mầm non phải đến sớm đón trẻ và kết thúc công việc muộn, số giờ làm việc thường vượt quá quy định. Giáo viên mầm non không chỉ dạy mà còn dỗ, múa, hát, áp lực công việc lớn.

       Từng đi thực tế ở quận Tân Bình (TPHCM), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết, có giáo viên 46 tuổi đứng lên nói “không biết lúc tôi 50 tuổi, các cháu còn muốn nghe cô múa hát nữa không”.

Theo khảo sát, 96% giáo viên mầm non muốn được về hưu ở tuổi 55. Ảnh: Huyên nguyễn

        Còn ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - cho rằng, từ 55 tuổi trở lên, giáo viên mầm non bị hạn chế khi thực hiện các thao tác chuyên môn như múa, hát, hướng dẫn hoạt động thể lực, chạy, nhảy cho học sinh. Chương trình giáo dục mầm non không chỉ bó hẹp ở chăm trẻ, còn phải đáp ứng được yêu cầu của nhiều chương trình chuẩn quốc tế cũng trở thành thách thức với các cô giáo cao tuổi.

        Hiện nay, thực tế giờ làm việc của giáo viên mầm non khoảng 10 tiếng mỗi ngày. “Các cô phải đến trường lúc 6h sáng và 6h tối mới trở về. Cường độ làm việc cao, sức ép từ sự giữ an toàn cho trẻ căng thẳng kéo dài làm cho sức khỏe giảm sút nhanh, nghiêm trọng theo thời gian” - ông Ân nói.

        Một thực tế được bà Cù Thị Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) - chia sẻ: “Trước đây, chúng ta hay nghe câu hát “cô là mẹ và các cháu là con”, thì tới đây nếu nghỉ hưu ở tuổi cao, cô sẽ là... bà và các cháu là con.

         Bà Thuỷ nói rằng, giáo viên mầm non là ngành giáo dục đặc biệt, để nói là nặng nhọc, độc hại thì cần phải tính toán, nhưng 1 lớp có 30 cháu thì tiếng ồn của trẻ cũng rất cao. Đòi hỏi của phụ huynh, của trẻ là những áp lực rất lớn đối với giáo viên.

        Theo quy định của Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 với nữ vào năm 2035. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) nặng nhọc, độc hại ở vùng đặc biệt khó khăn hay trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc được quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 năm. Như vậy, nếu được bổ sung vào danh mục này, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi 57 với nam và 55 đối với nữ.

          Giáo viên mầm non đang gặp nhiều áp lực

          Chia sẻ khó khăn áp lực của giáo viên trong một hội nghị đánh giá thời gian làm việc, chính sách đối với giáo viên, nhân viên cấp mầm non, bà Trần Thị Tố Uyên - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT tỉnh Điện Biên - cho biết: Hiện nay, tỉ lệ bình quân giáo viên/lớp của tỉnh khá thấp so với các tỉnh lân cận. Điều đó dẫn tới áp lực công việc cao và quá tải về cường độ lao động cho giáo viên, nhân viên ở một số trường, đặc biệt là ở vùng khó khăn.

         Cùng chung khó khăn trên, bà Trần Thị Thúy - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên - chia sẻ: Tỉnh Thái Nguyên đã có quy định các trường phân công 1 giáo viên trực đón trẻ sớm và được về sớm, 1 giáo viên đến trường muộn hơn và trả trẻ muộn để thời gian làm việc đủ 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, khá nhiều trường mầm non không thực hiện được.

        “Vì số trẻ đông, quá tải trẻ/lớp, nếu để 1 giáo viên trực không đảm bảo an toàn cho trẻ nên 2 giáo viên phải cùng nhau làm việc, dẫn đến tình trạng vượt giờ so với quy định bình quân khoảng 1,5 đến 2 giờ/ngày. Ngoài ra, các trường mầm non thường phải tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên vào ngoài giờ nên thực tế số giờ vượt so với quy định còn cao hơn nữa” - bà Thuý cho hay.

         Còn Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT Tuyên Quang Vũ Văn Dũng nhấn mạnh: “Số giờ làm việc thực tế của giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn vượt quá nhiều so với quy định (làm việc từ 9 đến 10 giờ/ngày) nhưng cũng chưa được tính thêm làm ngoài giờ”.

        Chia sẻ về áp lực của giáo viên mầm non và đề xuất của Tổng LĐLĐVN, GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT - rất đồng tình. Theo GS Hạc, những khó khăn với giáo viên mầm non là điều nhìn thấy rõ mà lâu nay chúng ta chưa giải quyết được. Nếu tăng thêm tuổi lao động sẽ như tăng thêm gánh nặng cho đội ngũ này. Không chỉ riêng quy định về tuổi lao động, nguyên bộ trưởng còn đề xuất phải xem xét thêm cả về chế độ tiền lương, thu nhập đối với giáo viên mầm non sao cho xứng đáng với công sức.

           Còn bà Trịnh Thanh Hằng - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn - cho rằng, nên quy định theo hướng trao “quyền” cho NLĐ. “Về quy định nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nên quy định theo hướng trao “quyền” cho NLĐ. Nghĩa là nếu họ có nguyện vọng tiếp tục làm việc và sức khỏe vẫn đảm bảo, đơn vị có nhu cầu thì có thể tiếp tục làm việc đến tuổi nghỉ hưu như NLĐ trong điều kiện bình thường” - bà Hằng nói.

          96% giáo viên mầm non muốn về hưu ở tuổi 55
         Ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - dẫn khảo sát nhanh trên gần 10.700 giáo viên mầm non trong một tuần, 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như cũ.

HUYÊN NGUYỄN

Nguồn:https://laodong.vn/cong-doan/de-xuat-nghe-giao-vien-mam-non-la-nang-nhoc-813579.ldo 


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập