Công đoàn Sóc Trăng ký kết thêm 02 thỏa thuận hợp tác chăm lo cho đoàn viên
Theo thỏa thuận hợp tác giữa LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, hai bên tăng cường phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của 2 cơ quan theo chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt và chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trong công tác nghiên cứu khoa học, các bên cử đại diện tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm, tập huấn, Hội đồng khoa học do 2 đơn vị tổ chức. Phối hợp trong việc viết bài tạp chí, sách, báo liên quan đến hoạt động khoa học của hai đơn vị, giới thiệu các chuyên gia, các nhà khoa học tùy theo từng lĩnh vực chuyên ngành của các bên.
LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng ký kết hợp tác với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu về xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến công nhân, lao động và Công đoàn như: Đối thoại, thương lượng về quan hệ lao động; tâm lý công nhân lao động; an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); nhận thức của người lao động, văn hóa an toàn lao động trong công nhân lao động.
Phối hợp trong công tác điều tra, khảo sát, lấy ý kiến người lao động để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Phối hợp tổ chức và thực hiện các khóa huấn luyện ATVSLĐ cho các đối tượng là giảng viên huấn luyện ATVSLĐ, các nhóm lao động theo nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
Phối hợp tổ chức và thực hiện khám bệnh định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Phối hợp triển khai các hoạt động đào tạo, hướng dẫn sản xuất, làm việc an toàn trong giai đoạn phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch.
Xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan đến Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân hàng năm; hỗ trợ vật chất và tinh thần cho công nhân lao động. Phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện tuân thủ các yêu cầu về chính sách pháp luật về ATVSLĐ và hệ thống quản lý ATVSLĐ theo hướng hội nhập quốc tế.
LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng ký kết thỏa thuận hợp tác với Chi nhánh Công ty TNHH Yakult Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng
Theo thỏa thuận hợp tác giữa LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng với Chi nhánh Công ty TNHH Yakult Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng, trong suốt thời hạn hợp tác, Chi nhánh Công ty TNHH Yakult Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng sẽ cung cấp, bán hàng giảm giá cho đoàn viên, người lao động, công đoàn các cấp thuộc LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.
Đảm bảo giá ưu đãi cho đoàn viên thấp hơn ít nhất 7% so với giá niêm yết hoặc giá trên thị trường của tỉnh. Hỗ trợ kinh phí được trích từ lợi nhuận bán hàng cho công đoàn các cấp là 300 đồng/chai. Số tiền sẽ được chi trả định kỳ 3 tháng/lần.
Cam kết sản phẩm Yakult giao đến các công đoàn cơ sở là sản phẩm đảm bảo chất lượng bên trong lẫn bên ngoài theo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng.
Vào dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân, kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam hàng năm (28.7), Chi nhánh Công ty TNHH Yakult Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng sẽ tham gia các hoạt động xã hội từ thiện theo kế hoạch vận động của LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng và đóng góp theo khả năng, nhưng không ít hơn 20 triệu đồng mỗi năm.
ANH KHOA
Trao 02 Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở
Ngày 13.1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn cho 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Thạnh Trị. 2 đoàn viên được nhận hỗ trợ lần này là Đỗ Thị Bạch Mai - đoàn viên CĐCS Trường Tiểu học Thạnh Trị 2 và Dương Như Huỳnh - đoàn viên CĐCS xã Lâm Kiết.
Đoàn viên Đỗ Thị Bạch Mai hiện là kế toán Trường Tiểu học Thạnh Trị 2. Gia đình thuộc diện có thu nhập thấp, mọi chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào đồng lương của chị và chồng đang làm công chức tại UBND xã Tuân Tức. Bản thân chị Mai lại không may mắc bệnh hiểm nghèo Lupus ban đỏ hệ thống, đang trong quá trình điều trị. Gia đình còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở, đang sống chung với cha mẹ chồng.
Đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên Đỗ Thị Bạch Mai. Ảnh: Công đoàn Sóc Trăng
Đoàn viên Dương Như Huỳnh là Bí thư Đoàn Thanh niên xã Lâm Kiết cũng có hoàn cảnh tương tự. Gia đình chị đã có nền đất nhưng chưa đủ điều kiện xây nhà, hiện ở chung với cha mẹ chồng.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng bàn giao nhà cho đoàn viên Dương Như Huỳnh. Ảnh: Công đoàn Sóc Trăng
Thấu hiểu những khó khăn của 2 đoàn viên, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng đã quyết định hỗ trợ mỗi đoàn viên 50 triệu đồng từ Quỹ Mái ấm Công đoàn để xây dựng nhà mới. Với sự hỗ trợ này, 2 đoàn viên đã có được mái ấm khang trang, giúp họ yên tâm công tác và ổn định cuộc sống.
Tại buổi lễ bàn giao nhà, đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - gửi lời chúc mừng đến 2 đoàn viên. Đồng chí Khuyên mong muốn ngôi nhà mới sẽ là động lực để gia đình các đoàn viên vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và yên tâm công tác, đóng góp cho xã hội.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Trên 13 tỉ đồng chăm lo cho đoàn viên, người lao động | 16/01/2025 |
Gần 500 đoàn viên Công đoàn tham gia hội thao mừng Xuân 2025 | 16/01/2025 |
2.000 đoàn viên mua sắm tại Chợ Tết Công đoàn trực tuyến | 16/01/2025 |
Công đoàn Viên chức tỉnh bàn giao nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở | 16/01/2025 |
LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng thăm, chúc Tết nguyên lãnh đạo Công đoàn | 16/01/2025 |

Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm
Cắt giảm chi phí để lo cho công nhân
Doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Trong giai đoạn này, nhiều DN đã liên kết hợp tác với nông dân. Đó là giải pháp giúp DN cắt giảm các khoản chi phí trung gian từ các lái tôm thông qua thu mua nguyên liệu trực tiếp.
Theo các DN xuất khẩu, việc liên kết sản xuất với nông dân sẽ giúp DN tiết kiệm khoảng 20% chi phí không đáng có và xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Các DN tập trung phát triển hệ thống thương mại điện tử gắn với kết nối hệ thống bán hàng qua mạng, vì người dân các nước nhập khẩu không tổ chức hợp chợ mà mua hàng online.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản và người lao động chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Nhật Hồ
Ngoài ra, với nhu cầu chế biến các món ăn nhanh, việc tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng theo kiểu “thức ăn nhanh” cũng là chiến lược mà các DN xuất khẩu cần nhắm đến. Mặt khác, ngoài thị trường xuất khẩu, chế biến thủy sản cần quan tâm đến sức mua của thị trường nội địa vốn bị các doanh nghiệp xuất khẩu “bỏ ngỏ” lâu nay.
Một điều đáng ghi nhận, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các DN của tỉnh đã không đẩy khó khăn này cho người lao động (NLĐ). Đó là việc không cắt giảm công nhân, một số DN còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NLĐ và nông dân.
Từ khi phát sinh dịch bệnh đến nay, tuy hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai) vẫn cam kết thu mua tôm của người nông dân theo giá thị trường và cao hơn các DN khác khoảng 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Diệu - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long - cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn chung, DN cần chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm. Có vậy mới giúp nông dân gắn bó với mình và tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, đồng thời vẫn duy trì lượng lao động hiện có”.
Tập đoàn Việt - Úc đang có chính sách giảm giá tôm giống tối đa cho hộ nuôi tôm, giúp họ giảm bớt các khoản chi phí phát sinh để an tâm đầu tư và duy trì sản xuất…
Hỗ trợ cho người lao động
Cùng với các DN, hiện các ngành và địa phương cũng tập trung thực hiện tốt những giải pháp để hỗ trợ NLĐ, nhất là các lao động bị cắt giảm phải trở về từ các khu công nghiệp (KCN) ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…
Bà Võ Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân - cho biết: “Qua khảo sát trên địa bàn huyện, có khoảng 400 lao động nữ trở về từ các KCN do ảnh hưởng dịch COVID-19. Vì vậy, để giải quyết việc làm và thu nhập cho chị em, hội đã liên kết với các hợp tác xã đan lát nhận dạy nghề và giải quyết việc làm. Bước đầu đã tạo được thu nhập và hội sẽ nhân rộng mô hình này”.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chủ động tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6.2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của DN và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6.2020, dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị thì BHXH tỉnh kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12.2020.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/chia-se-kho-khan-voi-nguoi-lao-dong-bi-cat-giam-796892.ldo
NHẬT HỒ (BÁO LAO ĐỘNG)
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Infographic: Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10.2019 | 01/10/2019 |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: "Làm nhiều, nghỉ ít là bất công" | 24/09/2019 |
2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu sẽ trình Quốc hội vào tháng 10 tới | 23/09/2019 |
Tổng LĐLĐ Việt Nam ký kết chương trình phối hợp công tác 3 bên trong bảo vệ người lao động, doanh nghiệp | 19/09/2019 |
Công đoàn đề xuất bổ sung 3 ngày nghỉ trong năm | 18/09/2019 |
Khi phòng họp không chai nhựa | 17/09/2019 |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang làm Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương | 17/09/2019 |
Tuổi cao thì năng suất lao động kém | 17/09/2019 |