TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

Vissza
LĐlĐ TPST VỚI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THƯƠNG LƯỢNG, KÝ KẾT, THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh; Công đoàn thành phố hiện quản lý 125 CĐCS, với 4.870 đoàn viên công đoàn, trong đó CĐCS trong các loại hình doanh nghiệp 42 đơn vị, với 2.328 đoàn viên công đoàn (chiếm tỷ lệ 47,8%).

    Trong thời gian qua, các doanh nghiệp triển khai thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp cho người lao động; điều kiện làm việc được cải thiện nhiều hơn, do được đầu tư đổi mới về trang thiết bị bảo hộ lao động, đảm bảo về An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ; việc ký hợp đồng lao động được thực hiện khá đầy đủ, thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ở nơi có Công đoàn thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Pháp luật về lao động như: chưa xây dựng nội quy lao động, chưa tổ chức thương lượng và ký kết TƯLĐTT, hoặc xây dựng TƯLĐTT còn mang tính hình thức, chất lượng không cao, chủ yếu chỉ sao chép lại một số nội dung của Bộ Luật Lao động. Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của TƯLĐTT, nên khi phát sinh mâu thuẫn về quyền và lợi ích hoặc vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thì doanh nghiệp không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết, dẫn đến tranh chấp lao động.

Hội nghị triển khai Luật BHYT sửa đổi, bổ sung

     Thực hiện Kế hoạch số 50/KD-LĐLĐ, ngày 10/12/2013 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng về “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể” và Kế hoạch số 01/KH-LĐLĐ của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng về Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-ĐCT, ngày 17/11/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về đẩy mạnh đối thoại tại cơ sở khu vực doanh nghiệp, LĐLĐ Thành phố đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và triển khai thực hiện, đạt kết quả như sau:
     - Phối hợp với UBND Thành phố tuyên truyền pháp luật cho người sử dụng lao động thông qua việc tổ chức hội nghị triển khai Bộ Luật Lao động, Nghị định 60/2013/NĐ-CP, Nghị định 191/2013/NĐ-CP... cho 158 đại biểu là giám đốc, quản lý các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; qua đó các doanh nghiệp nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan đến lao động, việc làm; đồng thời phối  hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật 286 cuộc, có 7.166 lượt cán bộ, đoàn viên công đoàn dự. 

Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho CNLĐ

     - Kịp thời cung cấp những thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định pháp luật về lao động như: việc ký kết hợp đồng lao động, xây dựng Nội quy lao động, xây dựng Quy chế trả lương và thang, bảng lương, xây dựng TƯLĐTT, những quy định về chăm sóc sức khỏe cho người lao động, an toàn lao động… đến người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn thành phố thông qua cổng thông tin điện tử, phương tiện truyền thông, tờ bướm và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp thông qua các cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề hằng năm.
     - Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ CĐCS, hướng dẫn quy trình thương lượng, nội dung, kỹ năng thương lượng trong ký kết TƯLĐTT; hướng dẫn quy trình đối thoại theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP; đồng thời phân công cán bộ chuyên trách công đoàn hỗ trợ, tư vấn cho các CĐCS về những nội dung cần có trong thỏa ước, đặt biệt là những nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật, trong thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, những văn bản mới cần bổ sung cập nhật để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 
     - Định kỳ hàng năm, rà soát lại những bản thỏa ước lao động đã hết hạn và sắp hết hạn, chủ động thông báo đến các CĐCS trực thuộc để có kế hoạch thương lượng, bổ sung hoặc ký kết mới; trong đó có gợi ý loại bỏ những nội dung không còn phù hợp, bổ sung những nội dung mới mà pháp luật quy định, những nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng của các bản TƯLĐTT, chúng tôi sẽ rà soát nội dung, thể thức của bản thỏa ước trước khi ký kết chính thức giữa doanh nghiệp với CĐCS. Sau khi TƯLĐTT được thẩm định của cơ quan chức năng và được ký kết, sẽ gửi về LĐLĐ tỉnh đưa vào Thư viện TƯLĐTT của LĐLĐ tỉnh để theo dõi, kiểm tra.
     - Vào cuối mỗi năm, LĐLĐ Thành phố Sóc Trăng chỉ đạo các CĐCS kiểm tra đánh giá, chấm điểm chất lượng TƯLĐTT đã ký kết, những nội dung nào còn vướng mắc để có hướng điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. Sau đó, LĐLĐ Thành phố Sóc Trăng tiến hành đánh giá, chấm điểm, xếp loại TƯLĐTT và báo cáo về trên.
     Tính đến cuối năm 2017, có 39/40 doanh nghiệp (có CĐCS) đã tổ chức Hội nghị người lao động và thực hiện ký kết TƯLĐTT, trong đó có 36 bản TƯLĐTT có nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật như: hỗ trợ tiền trang phục, tiền ăn ca, thưởng lương tháng 13, thưởng chuyên cần, tặng quà mừng cưới, mừng sinh nhật, Bảo hiểm tai nạn, chế độ tham quan, du lịch, khám sức khỏe định kỳ, hỗ trợ mua nhà trả góp (không tính lãi suất) cho đoàn viên công đoàn… Qua giám sát của tổ chức công đoàn, những nội dung được ghi trong thỏa ước đều được đảm bảo thực hiện theo như ký kết, một số doanh nghiệp thực hiện tiêu biểu như: Công ty TNHH Thống Nhất, Quỹ tín dụng Nhân dân, Xí nghiệp In và Bao bì Duy Nhật, Công ty TNHH Hoàng Tuấn, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Miền Tây…
     Bên cạnh những việc làm được, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, hạn chế:
    - Các doanh nghiệp chưa quan tâm, chủ động trong việc ký kết TƯLĐTT; còn xem đây là việc của công đoàn chứ chưa phải là trách nhiệm của doanh nghiệp.
     - Một số cán bộ CĐCS còn hạn chế về kỹ năng đối thoại, thương lượng; mặt khác cán bộ CĐCS là kiêm nhiệm, lương do người sử dụng lao động chi trả nên chưa mạnh dạn có ý kiến, đấu tranh để đưa những nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật vào TƯLĐTT.
     - Các nội dung có lợi cho người lao động như: tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn ít, chủ yếu là tập trung vào các nội dung liên quan đến phúc lợi cho người lao động; còn tình trạng một vài doanh nghiệp xây dựng TƯLĐTT chủ yếu để hợp thức hóa, mang tính đối phó.
     Qua công tác chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS thương lượng , ký kết, giám sát việc thực hiện TƯLĐTT, LĐLĐ Thành phố Sóc Trăng rút ra một số kinh nghiệm sau: để đối thoại, thương lượng và ký kết TƯLĐTT có giá trị, thực sự vì quyền lợi người lao động đòi hỏi phải có sự hợp tác tích cực từ nhiều phía. 
     - Về phía tổ chức Công đoàn, trước hết cần khẳng định vai trò đại diện của mình thông qua việc cần thiết phải có TƯLĐTT và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung đã thỏa thuận ký kết; cán bộ CĐCS cần tích cực học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, tham khảo những bản thỏa ước “có chất lượng” từ bên ngoài để kịp thời thương lượng những điều khoản mang tính tích cực; cần chủ động đề xuất để người sử dụng lao động thường xuyên có những thay đổi, bổ sung phù hợp thực tế vào thỏa ước. Riêng công đoàn cấp trên cơ sở, ngoài việc chỉ đạo, tập huấn kỹ năng thương lượng, phải phân công cán bộ chuyên trách có trình độ, kinh nghiệm trực tiếp tham gia, hướng dẫn CĐCS trong quá trình xây dựng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT.
     - Đối với người sử dụng lao động cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của TƯLĐTT tại doanh nghiệp - đây là cơ sở pháp lý quan trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, là sự cộng đồng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động; trên cơ sở đó, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, cùng nhau hợp tác là vì sự phát triển bền vững và lớn mạnh của doanh nghiệp.
     Trong thời gian tới cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, kinh tế - xã hội Thành phố Sóc Trăng sẽ phát triển nhanh và mạnh; việc thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa XII của BCH Trung ương Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, thành phố sẽ có nhiều cơ chế, chính sách đãi ngộ thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư, góp phần giải quyết số lượng lớn lao động tại địa phương; kéo theo đó sẽ phát sinh nhiều bất cập trong quan hệ lao động, đòi hỏi phải có sự quan tâm, phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan chức năng, của tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để ổn định và phát triển sản xuất; đồng thời cũng cần có sự phối hợp, tương tác từ người sử dụng lao động trong việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động và thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Bằng trách nhiệm của mình, LĐLĐ Thành phố Sóc Trăng sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn cùng với CĐCS thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao; nhằm góp xây dựng mối quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ tại doanh nghiệp, vì sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động 

CNLĐ Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân đối thoại với lãnh đạo địa phương

Trịnh Thị bảo Khuyên


liên kết web