TIN HOẠT ĐỘNG TIN HOẠT ĐỘNG

Vissza
KẾT QUẢ 5 NĂM GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI Của các cấp Công đoàn tỉnh Sóc Trăng theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị
Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (Quyết định 217); Hướng dẫn số 726/HD-TLĐ, ngày 02/06/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Hướng dẫn Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hội và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQ) Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban Nhân dân tỉnh. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh ban hành Hướng dẫn số 11/HD-LĐLĐ, ngày 18/7/2014 về việc hướng dẫn Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (Quyết định 217).
     Từ sự chỉ đạo trên các cấp Công đoàn trong tỉnh tổ chức, triển khai Quyết định 217 của Bộ Chính trị  thông qua nhiều hình thức như: tập huấn, lồng ghép sinh hoạt lệ công đoàn, tuyên truyền trên trang Website LĐLĐ tỉnh, đặc biệt trao đổi kinh nghiệm họp mặt 3 tỉnh Sóc Trăng- Hậu Giang- Cần Thơ nhân ngày thành lập Công đoàn (28/7)…; đặc biệt, trong Bảng chấm điểm, đánh giá xếp loại Công đoàn cấp trên cơ sở vững mạnh, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã đưa việc giám sát theo Quyết định 217 là một tiêu tiêu chí riêng biệt để xét, đánh giá chất lượng hoạt động Công đoàn cấp trên hàng năm. Qua 05 năm các cấp công đoàn đã giám sát được 156 đơn vị, doanh nghiệp; nội dung giám sát có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, nổi bật:
 
 
     Một là, đối với Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh: tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai quán triệt Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) cho có 55 đại biểu là Trưởng, Phó Ban nghiệp vụ LĐLĐ tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch các LĐLĐ huyện (TX,TP), Công đoàn ngành và tương đương, các CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh tham. Chủ động xây dựng kế hoạch, đặc biệt để thuận lợi hơn trong quá trình giám sát, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh mời đại diện lãnh đạo Hiệp hội DN tỉnh cùng tham gia đoàn giám sát (một số doanh nghiệp) 36 đơn vị, doanh nghiệp; trong đó:
    Năm 2015, phối hợp với UBMTTQ - Sở LĐTB&XH giám sát tại 12 doanh nghiệp. Nội dung giám sát việc thực hiện Hợp đồng lao động; tiền lương; tiền thưởng; xây dựng thang, bảng lương; thỏa ước lao động tập thể; Quy chế dân chủ; nội quy lao động; an toàn, vệ sinh lao động; việc triển khai Luật Công đoàn; quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (Điều 5); quyền, trách nhiệm của Công đoàn (Điều 10), trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn (Điều 22); những bảo đảm hoạt động của công đoàn (Điều 23, 24, 25);tài chính Công đoàn (Điều 26) 
     Năm 2016: Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh bổ sung đơn vị phối hợp là Bảo hiểm Xã hội tỉnh, đã giám sát tại 11 đơn vị, doanh nghiệp; đồng thời  thêm nội dung giám sát (theo quyết định 217) đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc theo quy định; việc đăng ký tham gia BHXH, BHYT; việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho NLĐ; việc cấp, quản lý sổ BHXH, BHYT… Song song với việc giám sát các nội dung trên, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh ban hành Kế hoạch số 21/KH-LĐLĐ, ngày 07/4/2016 về thực hiện Nghị quyết 07c/NQ-BCH, ngày 25/02/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa XI) về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”; đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng giám sát việc thực hiện chất lượng bữa ăn ca của người lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm tại 04 doanh nghiệp.
      Năm 2017, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh chủ động xây dựng Kế hoạch phối hợp với UBMTTQ - Sở LĐTB&XH, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và Bảo hiểm Xã hội tỉnh giám sát tại13 đơn vị, doanh nghiệp (đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp ngoài nhà nước), về việc thực hiện một số nội dung của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH và chất lượng bữa ăn ca của người lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm.
     Hai là, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các huyện (TX,TP), Công đoàn ngành và tương đương, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, căn cứ thực tế việc thực hiện các chế độ chích sách cho đoàn viên, CNVCLĐ của ngành, địa phương năm 2016, năm 2017  Ban Thường vụ LĐLĐ các huyện (TX,TP), Công đoàn ngành và tương đương chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện, Phòng Lao động TB&XH, BHXH cùng cấp tổ chức giám sát tại 120 đơn vị, doanh nghiệp. Nội dung giám sát xoay quanh Bộ luật lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH, chất lượng bữa ăn ca cho đoàn viên, ký kết TƯLĐTT, xây dựng các loại quy chế trong hoạt động của đơn vị, trích nộp kinh phí-đoàn phí Công đoàn, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN…     
     Nhìn chung, qua giám sát của LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ huyện,TX, TP, Công đoàn nghành và tương đương cho thấy, các đơn vị, doanh nghiệp đã khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện việc ký kết HĐLĐ, xây dựng thang lương, bảng lương, nội quy lao động, điều chỉnh, bổ sung đúng quy định, ký kết TƯLĐTT, xây dựng các loại quy chế trong hoạt động của đơn vị, thực hiện tốt trích nộp kinh phí, đoàn phí Công đoàn theo quy định; trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, thực hiện các chế độ, chính sách cho NLĐ, đưa nội dung bữa ăn ca vào TƯLĐTT… một số doanh nghiệp còn tạo điều kiện để công đoàn tiếp cận tuyên truyền, hướng dẫn người lao động làm đơn gia nhập công đoàn. Công tác giám sát theo quyết định 217 của các cấp Công đoàn trong tỉnh 5 năm qua tuy số cuộc chưa nhiều, nhưng đã góp phần rất lớn vào việc chăm lo tốt các chế độ chính sách cho đoàn viên CNVCLĐ; tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 119/120 bản TƯLĐTT đưa vào những điều khoản có lợi cho CNVCLĐ hơn so với quy định của pháp luật; 111/138 DN có tổ chức buổi ăn ca cho NLĐ trong đó có 101 DN có mức hỗ trợ 15.000 đồng trở lên.
PK

liên kết web