Vissza
Ngọn lửa nồng nàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho công nhân, công đoàn
Khi chuẩn bị Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, cùng tham gia với đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn báo cáo đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với chúng tôi, đó mãi là niềm vinh dự và kỷ niệm đẹp.

Phòng làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thật đơn sơ và rất nhiều sách. Cuộc trao đổi của đồng chí Tổng Bí thư thật ấm áp, chân tình, động viên chúng tôi chuẩn bị tốt nhất cho đại hội. Không chỉ vậy, nhiều việc làm của đồng chí Tổng Bí thư dành cho tổ chức Công đoàn đã và sẽ là ngọn lửa nồng nàn sưởi ấm công đoàn trên con đường phát triển.

Tình cảm nồng ấm dành cho cán bộ Công đoàn

Xuân Mậu Tuất (2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm, chúc Tết trao quà cho đại biểu công nhân tỉnh Hưng Yên. Sau này, có dịp trở lại nơi ấy, tôi vẫn cảm nhận tươi nguyên “cái Tết tự hào, niềm vinh dự của cán bộ, người lao động…” lúc ấy. Bởi lẽ, doanh nghiệp khắc ghi lời hứa với Tổng Bí thư, có những lúc đặc biệt khó khăn vẫn duy trì được việc làm, thu nhập của công nhân có nhiều cải thiện, làm cho mùa xuân của công nhân như dài hơn, ấm áp hơn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và tặng quà công nhân lao động tỉnh Hưng Yên sáng mùng 4 Tết Mậu Tuất (19/2/2018) - Ảnh: Hải Nguyễn

Nhiều cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ nhất và đại biểu tham dự Hội nghị biểu dương Cán bộ công đoàn tiêu biểu toàn quốc vẫn còn nhớ mãi tình cảm của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng dành cho cán bộ công đoàn tại Văn phòng Chủ tịch nước. Đồng chí biểu dương sáng kiến của tổ chức Công đoàn, ghi nhận thành tích cán bộ Công đoàn, mong muốn cán bộ Công đoàn gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau để không ngừng phát triển tổ chức Công đoàn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ cán bộ công đoàn tiêu biểu tại Phủ Chủ tịch sáng 2/7/2019, trước thềm lễ trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ Nhất. Ảnh: Tùng Lâm

Cảm động hơn, đây là cuộc làm việc đầu tiên sau khi đồng chí được chăm sóc sức khỏe đặc biệt, cho thấy tình cảm, sự quan tâm với tổ chức Công đoàn nói chung, cán bộ Công đoàn nói riêng, sâu sắc biết chừng nào. Nhiều cán bộ Công đoàn đã lưu giữ điều này như là động lực để vượt qua khó khăn, làm tốt hơn trọng trách với tổ chức Công đoàn.

Nền tảng tư tưởng cho tương lai

Ngay sau Đại hội XIII của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Sau hơn 50 năm mới có Nghị quyết chuyên đề về Công đoàn, nhưng điều quan trọng nhất là lần đầu tiên có chiến lược về Công đoàn, xác định mục tiêu dài hạn, xuyên suốt và sẽ được cụ thể hóa suốt 5 kỳ Đại hội, một thuận lợi vô cùng lớn của tổ chức Công đoàn.

Không những thế, ba kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu với hệ thống tư tưởng về Công đoàn rất sâu sắc; là kim chỉ nam cho các cấp Công đoàn trên hành trình phát triển Công đoàn.

Còn nhớ, phát biểu tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cần thống nhất nhận thức rằng, ngày nay, thước đo lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của công nhân, người lao động chính là không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, ý thức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp, lao động cần cù, sáng tạo, để thích ứng với điều kiện lao động trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, không ngừng phấn đấu vì việc làm bền vững và cuộc sống tốt đẹp hơn của chính mỗi công nhân, vì sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, sự phồn vinh của đất nước”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, ngày 25/9/2018. Ảnh: TTXVN.

Đồng chí Tổng Bí thư đúc kết về công nhân: không chỉ thích ứng với sự phát triển của xã hội mà công nhân còn có trách nhiệm với hoàn cảnh hiện tại bằng sự gắn kết chặt chẽ của bản thân công nhân, doanh nghiệp và đất nước. Điều quan trọng nhất là vấn đề việc làm bền vững, cuộc sống tốt đẹp hơn của công nhân được xác định, đúng là mong muốn sát sườn của công nhân.

Còn nhớ, phát biểu với Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: “Công đoàn luôn gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, đồng hành với dân tộc và với Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đặc trưng này phản ánh tính cách mạng của Công đoàn Việt Nam, sự gắn bó mật thiết với dân tộc và Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời cũng có đặc trưng của các tổ chức Công đoàn trên thế giới vì công đoàn và công nhân, nhất là lực lượng công nhân yếu thế luôn cần ở tổ chức Công đoàn để có được thành quả tiến bộ xã hội. Đặc trưng này cũng là niềm tự hào, là trách nhiệm trong phát triển tổ chức Công đoàn, xứng đáng với những cống hiến, hy sinh của các thế hệ cán bộ, đoàn viên Công đoàn.

Chú trọng quyền làm chủ của người lao động

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, vấn đề quyền làm chủ của người lao động không ít lần được đề cập với những ý kiến khác nhau. Đây là vấn đề rất lớn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao nhiệm vụ này cho tổ chức Công đoàn và yêu cầu có sự gắn kết với xây dựng mối quan hệ lao động trong tình hình mới.

Phát biểu tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu: “Trong quá trình tổ chức hoạt động, Công đoàn phải phát huy quyền làm chủ của người lao động, hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ”.

Được Tổng Bí thư giao trọng trách này, chúng ta càng thấy giá trị của tổ chức Công đoàn đối với người lao động và xã hội, đòi hỏi các cấp Công đoàn, mỗi cán bộ Công đoàn phải dành nhiều tâm huyết hơn, góp phần làm sáng rõ quyền làm chủ của người lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề cấp thiết là nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện thật tốt những quy định pháp luật về quyền của người lao động; nâng cao năng lực nghề nghiệp và khả năng thích ứng những thay đổi về nghề nghiệp của người lao động; củng cố, phát triển các cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động để người lao động nhận ra ngày càng rõ hơn quyền làm chủ của họ trong thực tế.

Tư tưởng nhân văn trong hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn

Chăm lo đang là hoạt động phổ biến của tổ chức Công đoàn, nhưng chăm lo sao cho hiệu quả cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ trong phát biểu tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu xây dựng các chương trình phúc lợi dài hạn; tập trung chăm lo, hỗ trợ toàn diện cho đoàn viên, người lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, ốm đau dài ngày. Việc chăm lo của công đoàn phải cụ thể, chu đáo, thiết thực, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, sáng 2/12/2023 - Ảnh: TTXVN

Có ba việc làm mà Tổng Bí thư quan tâm nhất: (1) Chính sách phân phối lại từ thành quả phát triển kinh tế. Đây là việc làm cấp thiết mà tổ chức Công đoàn phải chú trọng để vừa ghi nhận đóng góp của công nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa là điều kiện để nâng cao mức sống của công nhân. (2) Hoạt động chăm lo phải trọng tâm, trọng điểm, nhất là các trường hợp đặc biệt khó khăn để họ không bị bỏ lại phía sau trong cuộc sống và luôn giữ được niềm tin về nghĩa tình của người lao động với nhau. (3) Chăm lo phải cụ thể, không những đối với đoàn viên, người lao động mà cả gia đình của họ, làm cho công đoàn thật sự là tổ ấm của đoàn viên, người lao động; đồng thời cũng đòi hỏi hoạt động chăm lo phải thay đổi, tạo được sự chia sẻ, ủng hộ của nhiều thành phần trong xã hội mới có thể đảm đương tốt yêu cầu mới này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn năng lực riêng có, tổng hợp, đóng góp lớn lao của người cán bộ và được môi trường công đoàn rèn luyện. Điều này thật sự có giá trị cao đối với hoạt động công đoàn ngoài khu vực nhà nước.

Tổng Bí thư mong muốn: “Cán bộ Công đoàn là những cán bộ chính trị, hoạt động xã hội, làm công tác vận động quần chúng, từ phong trào quần chúng mà ra, được bồi dưỡng và trưởng thành từ thực tế lao động, sản xuất, kinh doanh” (trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam).

Đồng thời, việc làm của cán bộ công đoàn thật cao đẹp: “Mỗi cán bộ công đoàn phải luôn luôn đặt ra cho mình câu hỏi và trả lời: người lao động vào tổ chức Công đoàn để làm gì và có quyền lợi gì? Phải chăng đó là để họ được giáo dục, học tập, rèn luyện và trưởng thành; được gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và quyền lợi của mình với Công đoàn; tin tưởng công đoàn sẽ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho mình” (trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, sáng 2/12/2023 - Ảnh: Nhân Dân

Các cấp Công đoàn làm tốt nhiệm vụ này thì tổ chức Công đoàn, cụ thể là cán bộ Công đoàn của người lao động, thật sự là điểm tựa của người lao động. Người cán bộ Công đoàn có gì tự hào hơn, khi người lao động tin tưởng, đặt niềm tin và có cả khả năng giúp người lao động có thêm điều kiện phát triển, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Phương thức hoạt động đặc trưng của tổ chức Công đoàn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “… công tác vận động, thuyết phục, hình thức công tác của tổ chức Công đoàn phải được thường xuyên đổi mới, phong phú hơn, sinh động, hấp dẫn hơn, phù hợp và thiết thực với từng đối tượng, tránh máy móc, đơn giản, tẻ nhạt; khắc phục tình trạng quan liêu, xa cơ sở, xa đoàn viên, xa người lao động” (trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam).

Đề cao công tác vận động, thuyết phục; hoạt động thiết thực; sâu sát cơ sở, đoàn viên, người lao động luôn là ba bài học nằm lòng của cán bộ Công đoàn, chỉ có làm tốt ba bài học này thì hoạt động công đoàn mới bám chắc với quần chúng lao động, tạo được sự ủng hộ tích cực trong xã hội, làm nên sức sống riêng có của tổ chức Công đoàn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi công nhân Công ty CP Than Vàng Danh, ngày 6/4/2022 - Ảnh: Báo Quảng Ninh

Làm đúng, làm tốt tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công đoàn, chắc chắn tổ chức Công đoàn rất đẹp trong mắt đoàn viên, người lao động. Đó là tổ chức Công đoàn cách mạng, không chỉ trách nhiệm với đoàn viên, người lao động mà còn có trách nhiệm xây dựng đất nước độc lập, tự chủ giàu mạnh, văn minh.

Đó là tổ chức Công đoàn điểm tựa thật sự của đoàn viên, người lao động, từ công đoàn, có công đoàn mà đoàn viên, người lao động an tâm về quyền lợi hợp pháp được đảm bảo; vững tin khi gặp khó khăn, hoạn nạn để đồng hành vượt qua; có niềm hy vọng về tương lai tươi sáng hơn cho bản thân và gia đình mình.

Quà tặng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thật lớn lao, các cấp Công đoàn, từng cán bộ Công đoàn cần trân quý tất cả những điều ấy, tự soi lại mình đã làm được việc gì và quyết tâm hơn nữa trong việc cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo tư tưởng của đồng chí Tổng Bí thư về Công đoàn. Mọi sự phát triển đều bắt đầu từ các nền tảng, hãy làm cho các nền tảng của Công đoàn luôn vững chắc, sinh động, mạnh mẽ.

Trần Thanh Hải - Nguyên PCT TT Tổng LĐLĐ Việt Nam


Vissza
Công đoàn Sóc Trăng đạt 233% về thành lập nghiệp đoàn phi chính thức
Năm 2024, các cấp Công đoàn tỉnh đã phát triển được 6.674 đoàn viên, thành lập mới 25 CĐCS.

Chiều ngày 31/12, tại Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ tư khóa XI (mở rộng) nhằm tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến dự và chỉ đạo.

Quang cảnh hội nghị

Trong 2024, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng đã cụ thể hóa các nội dung, nghị quyết vào các chương trình, hoạt động để triển khai thực hiện. Các hoạt động hướng về cơ sở đặc biệt đi sâu vào công tác chăm lo, bảo vệ, đáp ứng được đời sống, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ. Từ đó tạo sự an tâm để đoàn viên, NLĐ tham gia lao động, sản xuất.

Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng - phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Kết quả đã có 64.793 đoàn viên, NLĐ được hỗ trợ quà, tổng kinh phí trên 26,4 tỉ đồng. Từ Quỹ Mái ấm Công đoàn, LĐLĐ đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 57 căn Mái ấm Công đoàn trị giá 2,81 tỉ đồng.

Trong năm 2024 đã phát triển được 6.674 đoàn viên, thành lập mới 25 CĐCS trong đó thành lập 7 nghiệp đoàn phi chính thức (đạt 233% chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam giao).

Công tác tuyên truyền giáo dục theo hướng linh hoạt, đẩy mạnh hoạt động trang Thông tin điện tử, Zalo, Fanpage, YouTube Công đoàn Sóc Trăng với nhiều lượt truy cập, tương tác.

Về thực hiện các chỉ tiêu được giao năm 2024, đơn vị đạt và vượt 11/11 chỉ tiêu. LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng là 1 trong 2 đơn vị trong Cụm thi đua Nam Sông Hậu được nhận Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng tặng cờ thi đua cho 4 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động thi đua cụm, khối thuộc LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng - biểu dương những kết quả đạt được của các cấp Công đoàn trong tỉnh.

Đồng thời đề nghị các cấp Công đoàn tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của, nắm bắt tư tưởng trong đoàn viên, NLĐ.

Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, nhất là ở khu vực ngoài nhà nước. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc bồi dưỡng, tạo nguồn giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tham gia đóng góp ý kiến Văn kiện đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng.

Lãnh đạo Tỉnh ủy đề nghị các cấp Công đoàn thực hiện tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, NLĐ vào dịp Tết Nguyên đán 2025 với tinh thần "để đoàn viên, NLĐ ai cũng có Tết".

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng tặng Bằng khen cho 6 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động thi đua Cụm, Khối thuộc LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, năm 2024.

Dịp này Chấp hành LĐLĐ tỉnh đã tặng cờ thi đua cho 4 tập thể đạt thành tích xuất sắc; tặng Bằng khen cho 6 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động thi đua Cụm, khối thuộc LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng năm 2024.

Công nhận 2 tập thể xuất sắc dẫn đầu Cụm, khối thi đua thuộc LĐLĐ tỉnh, đủ tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua của LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng năm 2024.

ANH KHOA

 


Vissza
Tổng LĐLĐVN kiểm tra thực hiện Đề án 1780 và Đề án 231 tại ĐBSCL
Ngày 25.6, tại TP Cần Thơ, Đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN do Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải dẫn đầu đã chủ trì buổi làm việc làm việc với LĐLĐ các địa phương Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp về kết quả thực hiện Đề án 1780 và Đề án 231.

          Buổi làm việc liên quan đến các vấn đề như: Thực hiện Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng tới năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1780) và Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 231) và kiểm tra, đánh giá phân loại Nhà Văn hóa Lao động của các tổ chức Công đoàn.

Phó Chủ tịch thường trực TLĐLĐVN Trần Thanh Hải tại buổi làm việc. Ảnh: N.T

          Tại buổi làm việc, đại diện LĐLĐ các địa phương đã báo cáo nhiều khó khăn trong việc thực hiện đề án 231. Dù được triển khai rộng và có kế hoạch, tuy nhiên việc tổ chức các lớp học, xây dựng các trường đào tạo cho công nhân vẫn gặp nhiều bất cập. Nguyên nhân do công nhân không mặn mà với việc học tập.

         Sau khi nghe các LĐLĐ báo cáo công tác triển khai thực hiện, cũng như khó khăn trong quá trình triển khai các Đề án trên, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho rằng, Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020” bảo vệ quyền lợi để người lao động, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang vận động rất nhanh.

        Theo Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải, việc khuyến khích cho người lao động nỗ lực học tập là cần thiết, bởi học nghề là phải học liên tục, học suốt đời thì công nhân mới được nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề, có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.

         Ngoài ra, việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cho người lao động là rất cần thiết và quan trọng. Thiết chế nhà văn hóa trong các khu công nghiệp là cần thiết, phục vụ tốt và nâng cao đời sống tinh thần của công nhân, đồng thời, củng cố uy tín của tổ chức Công đoàn trong người lao động.

          “Sinh ra nhà văn hóa của người lao động thì trước hết phải phục vụ cho người lao động, phục vụ về đời sống tinh thần cho người lao động. Người lao động phải cảm nhận được rằng, đây là nơi giúp cho đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú và cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn” – Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN khẳng định.

TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI

Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/tong-ldldvn-kiem-tra-thuc-hien-de-an-1780-va-de-an-231-tai-dbscl-815122.ldo


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập