Sôi nổi giải bi sắt trong đoàn viên Công đoàn Viên chức tỉnh Sóc Trăng
Đến dự, có đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng; đồng chí Đoàn Thị Chiến - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh Sóc Trăng.
Giải bi sắt trong đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động năm 2024 với sự tham gia của 62 đội đến từ 35 Công đoàn cơ sở trực thuộc. Các vận động viên tham gia với các nội dung thi đấu đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.
Đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia
Theo đồng chí Đoàn Thị Chiến - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh Sóc Trăng, thông qua các hoạt động thể thao nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong việc xây dựng đời sống văn hóa, đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe của đoàn viên, công chức, viên chức tại đơn vị.
Giải bi sắt thu hút sự tham gia của nhiều đoàn viên công đoàn
Đây cũng là điều kiện để đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động có dịp được giao lưu, học hỏi, phát huy tinh thần đoàn kết giữa các đơn vị, tạo không khí phấn khởi, hăng hái thi đua hoàn thành nhiệm vụ trong công tác.
ANH KHOA
Hội thảo chuyên đề Giải pháp thực hiện hiệu quả nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”
Đến dự và chủ toạ Hội thảo cáo các đồng chí: Châu Tuấn Hồng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo; Nguyễn Văn Hoá, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục; Lâm Thị Thiên Lan, Trưởng Phòng TCCB Sở Giáo dục và Đào tạo. Tham dự Hội thảo có trên 170 cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn trong ngành, gồm: Lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở GDĐT; lãnh đạo Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT; Chủ tịch các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Giáo dục; tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ công đoàn các đơn vị trực thuộc.
Đồng chí Châu Tuấn Hồng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo có 29 báo cáo tham luận xoay quanh 02 chủ đề chính: Nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; nhóm nhà giáo cùng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần. Các báo cáo tham luận chia sẻ nhiều cách làm hay, có hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, như: Sự hợp tác, chia sẻ cùng thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp; sự phối hợp, động viên, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà giáo, trong các hoạt động giáo dục, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học,… hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống; sự hỗ trợ với nhau trong công tác bồi dưỡng thường xuyên, góp phần hình thành và phát triển đội ngũ nhà giáo có chuyên môn vững vàng, có đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp; việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường, xây dựng trường học hạnh phúc; xây dựng tổ chuyên môn, tổ công đoàn đoàn kết, tương thân tương ái, chia sẻ, giúp nhau trong cuộc sống; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá - thể thao…
Các ý kiến phát biểu tham luận, thảo luận tại Hội thảo cũng chia sẻ, làm rõ thêm nhiều vấn đề như: Xây dựng Cộng đồng phát triển chuyên môn ở trường phổ thông - Những kỳ vọng và thách thức từ góc nhìn văn hoá; tăng cường hoạt động giao lưu liên trường của tổ chuyên môn; vai trò kết nối giữa các nhà giáo trong việc thực hiện thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác công đoàn…
Hội thảo đã góp phần chia sẻ, thúc đẩy hoạt động nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”; giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Công đoàn ngành Giáo dục
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Tập huấn công tác tài chính Công đoàn | 12/11/2024 |
83 cán bộ Công đoàn được tập huấn công tác nữ công | 01/11/2024 |
Công đoàn Sóc Trăng tập huấn công tác thi đua, khen thưởng | 01/11/2024 |
256 cán bộ tại huyện Kế Sách được bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn | 29/10/2024 |
Gần 70 đoàn viên nghiệp đoàn xe Honda chở khách được trang bị kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm. | 21/10/2024 |

Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác Công đoàn
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương quán triệt quan điểm của Đảng về công tác Công đoàn trong tình hình mới đối với các cán bộ công đoàn chủ chốt. Ảnh: Hải Nguyễn
Các đồng chí: Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trần Văn Thuật, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và hơn 300 cán bộ công đoàn chủ chốt cấp, tỉnh, thành, ngành, tổng công ty, các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham dự.
Tại lớp tập huấn, đồng chí Trương Thị Mai đã đề cập những văn bản rất quan trọng của Đảng liên quan đến quan điểm của Đảng về Công đoàn, người lao động: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Nghị quyết số 20-NQ/TW (2008) về “Tiếp thục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết số 06-NQ/TW (2016) “Về việc thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”; Kết luận số 80-KL/TW (2010) và Thông báo kết luận số 22-TB/TW (2017) của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW về phát triển công đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; Các văn bản về quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ của Ban Bí thư: Chỉ thị số 22/CT-TW (2008), Kết luận số 96-KL/TW (2014), Chỉ thị số 37-CT/TW (2019); Nghị quyết số 18-NQ/TW (2017) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Lớp tập huấn cán bộ Công đoàn chủ chốt cấp tỉnh, thành, ngành năm 2019. Ảnh: Hải Nguyễn.
Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, trong các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn dành cho tổ chức Công đoàn một vị trí đặc biệt; nhất là khi Việt Nam bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường, Công đoàn phải là tổ chức đầu tiên có sự đột phá để bảo vệ người lao động. Nếu Công đoàn không mạnh thì không đại diện được theo luật pháp để bảo vệ được đoàn viên, người lao động, và như vậy rủi ro của người lao động sẽ lớn. Vì vậy, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh từng cán bộ công đoàn cũng phải mạnh để bảo vệ được quyền lợi của người lao động.
Đồng chí Trương Thị Mai tin rằng, trong 10 năm tiếp theo, Công đoàn vẫn là tổ chức lớn nhất, mạnh nhất, nhưng đồng chí nhấn mạnh, tổ chức Công đoàn phải liên tục đổi mới để củng cố, phát triển; để lựa chọn đầu tiên của người lao động là tổ chức Công đoàn… Tổ chức Công đoàn cần phải linh hoạt, cơ động hơn để bất cứ khi nào đoàn viên, người lao động cần là có mặt...
Đồng chí Trương Thị Mai cũng trao đổi về vấn đề công tác thể chế; những vấn đề liên quan đến người lao động trong khu vực doanh nghiệp; những vấn đề phát sinh gần đây để tổ chức Công đoàn nhìn nhận và đưa ra các giải pháp phù hợp, đáp ứng được niềm tin của Đảng và đoàn viên, người lao động…
QUẾ CHI- HẢI NGUYỄN
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/quan-triet-quan-diem-cua-dang-ve-cong-tac-cong-doan-760910.ldo