Công đoàn Sóc Trăng tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động
Đến dự, có đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng; Tiến Sỹ Nguyễn Anh Thơ - Uỷ viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Viện trưởng, Viện An toàn Vệ sinh Lao động.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị
Tại hội nghị, các giảng viên đã thông tin, hướng dẫn về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa; Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động;
Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động; Chăm sóc sức khỏe toàn diện, giảm căng thẳng tại nơi làm việc,…
Giảng viên trình bày về các nội dung huấn luyện ATVSLĐ
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn cho biết hội nghị nhằm trang bị cho cán bộ, đoàn viên, người lao động về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ để tham gia cùng người sử dụng lao động của doanh nghiệp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch An toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc được thiết thực, có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các sự cố, rũi ro, có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động và cơ sở, vật chất của doanh nghiệp.
Trước thực trạng yêu cầu về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, mà ở địa phương chưa có tổ chức, đơn vị đơn vị nào đủ năng lực tổ chức huấn luyện, việc ký chương trình phối hợp lần này cũng nhằm để tháo gỡ khó khăn trên, thiết thực đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Sau đợt tập huấn này, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh và Viện An toàn vệ sinh lao động sẽ mở các khoá huấn luyện tiếp theo, và huấn luyện tất cả các nhóm đối tượng theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết thêm.
ANH KHOA
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Sôi nổi giải bi sắt trong đoàn viên Công đoàn Viên chức tỉnh Sóc Trăng | 24/05/2024 |
Công đoàn Sóc Trăng ký kết thêm 02 thỏa thuận hợp tác chăm lo cho đoàn viên | 24/05/2024 |
LĐLĐ huyện Long Phú ký kết chương trình hợp tác với Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Sóc Trăng | 24/05/2024 |
Ra mắt mô hình Công đoàn với chuyển đổi số | 23/05/2024 |
Trao nhà Đại Đoàn kết cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại huyện Thạnh Trị.
Gia đình đoàn viên Dương Thị Tha có hoàn cảnh khó khăn, sống trong căn nhà tạm bợ, thu nhập hàng tháng của chị gần 03 triệu đồng.
Được LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ Vì người nghèo của tỉnh, chị Tha xây dựng nhà mới với diện tích 54m2, vách xây tường, mái nhà lợp tôn thiết, nền lót gạch men khang trang.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đoàn viên Dương Thị Tha.
"Có được căn nhà kiên cố, che mưa, giúp tôi yên tâm lao động, tôi thật sự rất vui mừng và cảm động. Tôi xin cảm ơn các cấp lãnh đạo đã quan tâm, xét chọn và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian qua", chị Tha xúc động nói.
Phát biểu tại buổi bàn giao, đồng chí Lê Văn Phải – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng chúc mừng và động viên tinh thần gia đình đoàn viên Dương Thị Tha khi có ngôi nhà mới; đồng thời, chỉ đạo LĐLĐ huyện Thạnh Trị quan tâm tuyên truyền vận động đoàn viên, các CĐCS thực hiện có hiệu quả chương trình Mái ấm công đoàn, kịp thời xem xét, đề nghị về tỉnh hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền, MTTQ giải quyết tốt việc hỗ trợ cất nhà ở cho người dân nghèo, khó khăn, mong muốn gia đình ổn định cuộc sống, lao động sản xuất tốt.
LĐLĐ huyện Thạnh Trị

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5-2020 người lao động nên biết
Doanh nghiệp đưa người lao động đi nước ngoài phải có vốn pháp định 5 tỉ đồng
Có hiệu lực từ ngày 20-5-2020, Nghị định 38/2020/NĐ-CP ban hành ngày ngày 3-4-2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó nêu rõ điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cụ thể, doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp dịch vụ) là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty CP và công ty hợp danh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đáp ứng các điều kiện sau đây về vốn: Vốn pháp định không thấp hơn 5 tỷ Việt Nam đồng; có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
Theo Nghị định, DN dịch vụ phải có Đề án hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Nội dung của Đề án hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động, được thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2020 đến khi Luật NLĐViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Theo đó, NLĐ trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động. Mức tiền ký quỹ là 100 triệu đồng.
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước, NLĐ thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn nơi NLĐ đăng ký thường trú. Thời hạn ký quỹ là 5 năm 6 tháng.
Cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài hành nghề massage
Nghị định 38/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định “Chi tiết thi hành một số điều của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20-5.
Theo đó, lao động Việt Nam không được ra nước ngoài làm nghề massage tại các nhà hàng, khách sạn trung tâm giải trí...; công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu, kim loại độc hại.
NLĐ cũng không được xuất ngoại làm các công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ; công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại; công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng biển); công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Nghị dịnh cũng nêu rõ: Nghiêm cấm NLĐ đi việc ở nước ngoài tại khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực đang bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Nguồn: https://nld.com.vn/chinh-sach/chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-5-2020-nguoi-lao-dong-nen-biet-20200507082508259.htm
A.Chi