Takaisin
Thành lập Nghiệp đoàn xe ôm phòng, chống tội phạm tại huyện Thạnh Trị
Nghiệp đoàn xe ôm phòng, chống tội phạm thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới.

Chiều 21.8, LĐLĐ huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng) phối hợp UBND thị trấn Phú Lộc tổ chức ra mắt mô hình Nghiệp đoàn xe ôm phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Đến dự, có đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.

Đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (hàng trước, thứ 6 từ trái sang) và lãnh đạo địa phương chụp ảnh lưu niệm cùng nghiệp đoàn trong ngày ra mắt. Ảnh. Trường Khoa

Nghiệp đoàn có nhiệm vụ thường xuyên trao đổi thông tin với lực lượng Công an thị trấn về tình hình hoạt động của các loại đối tượng, gắn với các mô hình hoạt động có hiệu trên địa bàn đến quần chúng nhân dân chủ động ứng phó khi có tội phạm xảy ra.

LĐLĐ huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng) ra mắt Nghiệp đoàn xe ôm phòng chống tội phạm với 35 thành viên. Ảnh. Trường Khoa

Đồng chí Lâm Quang Toản - Chủ tịch LĐLĐ huyện Thạnh Trị - cho biết, việc xây dựng mô hình Nghiệp đoàn xe ôm phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội nhằm hỗ trợ đoàn viên khu vực phi chính thức có điều kiện phát triển, thay đổi cuộc sống của mình và gia đình.

Đồng thời, nâng cao chất lượng sinh hoạt của Ban chấp hành Nghiệp đoàn, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thu đoàn phí công đoàn để có điều kiện chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động.

ANH KHOA


Takaisin
Từ 15/4/2020: Phạt từ 10 – 20 triệu đồng nếu sa thải cán bộ Công đoàn mà không có văn bản thỏa thuận
Đây là nội dung được quy định tại điều 34 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Nghị định 28/2020).

        Theo đó:

      1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
      a) Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;
      b) Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;
       c) Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn;
      d) Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
        2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
       3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
        4. Biện pháp khắc phục hậu quả
     Buộc bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết cho tổ chức công đoàn, bố trí thời gian cho người làm công tác công đoàn đối với vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.

Đặng Lợi

Nguồn: http://duthi.congdoan.vn/tin-tuc/chinh-sach-phap-luat-quan-he-lao-dong-509/tu-15.4.2020-phat-tu-1020-trieu-dong-neu-sa-thai-can-bo-cong-doan-ma-khong-co-van-ban-thoa-thuan-497082.tld


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập