Khối thi đua số 1 về nguồn tại Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng
Đến dự, có đồng chí Huỳnh Văn Cương - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh cùng các đoàn viên khối thi đua số 1.
Khối thi đua số 1 về nguồn tại Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng (xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng)
Rừng tràm Mỹ Phước – Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng là một minh chứng cho một giai đoạn lịch sử trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng bộ, quân và dân Sóc Trăng – Khu di tích lịch sử cách mạng – căn cứ của lòng dân. Tại đây, đoàn đã thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, nghe kể truyện truyền thống; tặng quà 50 phần cho gia đình chính sách, đoàn viên khó khăn và con đoàn viên khó khăn tại địa phương.
Hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các đoàn viên, người lao động trong khối 1 được giao lưu, tham quan thực tế, tìm hiểu di tích lịch sử của tỉnh nhà. Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các đơn vị. Qua đó góp phần củng cố nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Công đoàn và đoàn viên công đoàn.
ANH KHOA
Công đoàn huyện Long Phú chung sức xây dựng nông thôn mới
Sáng ngày 22.7, LĐLĐ huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) phối hợp với CĐCS xã Long Phú ra quân trồng cây quỳnh anh 2 bên đường Tỉnh lộ 933C, thuộc địa bàn các ấp Tân Lập, Nước Mặn 2 và ấp Kinh Ngang, xã Long Phú với chiều dài 4km.
Tổng cộng trị giá công trình là 200 triệu đồng. Trong đó, 150 triệu đồng từ nguồn xây dựng nông thôn mới của xã Long Phú năm 2024 và Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ. Các cấp Công đoàn đóng góp ngày công lao động khoảng 50 triệu đồng.
LĐLĐ huyện Long Phú phối hợp Công đoàn cơ sở xã Long Phú ra quân trồng cây.
Sau khi trồng và bàn giao công trình, địa phương sẽ tiếp tục vận động người dân làm cột cờ, hàng rào, đèn để trở thành công trình kiểu mẫu.
Đồng chí Trương Thị Loan Anh - Chủ tịch LĐLĐ huyện Long Phú cho biết, thực hiện công trình nhằm nâng cao trách nhiệm của đoàn viên, CNVCLĐ và tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tính năng động, sáng tạo để góp phần thực hiện có hiệu quả trong công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Đồng chí Loan Anh thông tin, hoạt động này cũng nhằm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
PHƯƠNG ANH

Từ 1.7, Chính phủ quy định tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%
Tăng tiền lương tối thiểu vùng thêm 6%
Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Về mức lương tối thiểu giờ, Nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.
Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1.7.2022
Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.
Nghị định cũng nêu rõ mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.
Các đối tượng được hưởng
1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 1.7.2022.
VƯƠNG TRẦN - BÁO LAO ĐỘNG