Ngọn lửa nồng nàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho công nhân, công đoàn
Phòng làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thật đơn sơ và rất nhiều sách. Cuộc trao đổi của đồng chí Tổng Bí thư thật ấm áp, chân tình, động viên chúng tôi chuẩn bị tốt nhất cho đại hội. Không chỉ vậy, nhiều việc làm của đồng chí Tổng Bí thư dành cho tổ chức Công đoàn đã và sẽ là ngọn lửa nồng nàn sưởi ấm công đoàn trên con đường phát triển.
Tình cảm nồng ấm dành cho cán bộ Công đoàn
Xuân Mậu Tuất (2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm, chúc Tết trao quà cho đại biểu công nhân tỉnh Hưng Yên. Sau này, có dịp trở lại nơi ấy, tôi vẫn cảm nhận tươi nguyên “cái Tết tự hào, niềm vinh dự của cán bộ, người lao động…” lúc ấy. Bởi lẽ, doanh nghiệp khắc ghi lời hứa với Tổng Bí thư, có những lúc đặc biệt khó khăn vẫn duy trì được việc làm, thu nhập của công nhân có nhiều cải thiện, làm cho mùa xuân của công nhân như dài hơn, ấm áp hơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và tặng quà công nhân lao động tỉnh Hưng Yên sáng mùng 4 Tết Mậu Tuất (19/2/2018) - Ảnh: Hải Nguyễn
Nhiều cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ nhất và đại biểu tham dự Hội nghị biểu dương Cán bộ công đoàn tiêu biểu toàn quốc vẫn còn nhớ mãi tình cảm của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng dành cho cán bộ công đoàn tại Văn phòng Chủ tịch nước. Đồng chí biểu dương sáng kiến của tổ chức Công đoàn, ghi nhận thành tích cán bộ Công đoàn, mong muốn cán bộ Công đoàn gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau để không ngừng phát triển tổ chức Công đoàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ cán bộ công đoàn tiêu biểu tại Phủ Chủ tịch sáng 2/7/2019, trước thềm lễ trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ Nhất. Ảnh: Tùng Lâm
Cảm động hơn, đây là cuộc làm việc đầu tiên sau khi đồng chí được chăm sóc sức khỏe đặc biệt, cho thấy tình cảm, sự quan tâm với tổ chức Công đoàn nói chung, cán bộ Công đoàn nói riêng, sâu sắc biết chừng nào. Nhiều cán bộ Công đoàn đã lưu giữ điều này như là động lực để vượt qua khó khăn, làm tốt hơn trọng trách với tổ chức Công đoàn.
Nền tảng tư tưởng cho tương lai
Ngay sau Đại hội XIII của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Sau hơn 50 năm mới có Nghị quyết chuyên đề về Công đoàn, nhưng điều quan trọng nhất là lần đầu tiên có chiến lược về Công đoàn, xác định mục tiêu dài hạn, xuyên suốt và sẽ được cụ thể hóa suốt 5 kỳ Đại hội, một thuận lợi vô cùng lớn của tổ chức Công đoàn.
Không những thế, ba kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu với hệ thống tư tưởng về Công đoàn rất sâu sắc; là kim chỉ nam cho các cấp Công đoàn trên hành trình phát triển Công đoàn.
Còn nhớ, phát biểu tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cần thống nhất nhận thức rằng, ngày nay, thước đo lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của công nhân, người lao động chính là không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, ý thức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp, lao động cần cù, sáng tạo, để thích ứng với điều kiện lao động trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, không ngừng phấn đấu vì việc làm bền vững và cuộc sống tốt đẹp hơn của chính mỗi công nhân, vì sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, sự phồn vinh của đất nước”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, ngày 25/9/2018. Ảnh: TTXVN.
Đồng chí Tổng Bí thư đúc kết về công nhân: không chỉ thích ứng với sự phát triển của xã hội mà công nhân còn có trách nhiệm với hoàn cảnh hiện tại bằng sự gắn kết chặt chẽ của bản thân công nhân, doanh nghiệp và đất nước. Điều quan trọng nhất là vấn đề việc làm bền vững, cuộc sống tốt đẹp hơn của công nhân được xác định, đúng là mong muốn sát sườn của công nhân.
Còn nhớ, phát biểu với Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: “Công đoàn luôn gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, đồng hành với dân tộc và với Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đặc trưng này phản ánh tính cách mạng của Công đoàn Việt Nam, sự gắn bó mật thiết với dân tộc và Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời cũng có đặc trưng của các tổ chức Công đoàn trên thế giới vì công đoàn và công nhân, nhất là lực lượng công nhân yếu thế luôn cần ở tổ chức Công đoàn để có được thành quả tiến bộ xã hội. Đặc trưng này cũng là niềm tự hào, là trách nhiệm trong phát triển tổ chức Công đoàn, xứng đáng với những cống hiến, hy sinh của các thế hệ cán bộ, đoàn viên Công đoàn.
Chú trọng quyền làm chủ của người lao động
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, vấn đề quyền làm chủ của người lao động không ít lần được đề cập với những ý kiến khác nhau. Đây là vấn đề rất lớn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao nhiệm vụ này cho tổ chức Công đoàn và yêu cầu có sự gắn kết với xây dựng mối quan hệ lao động trong tình hình mới.
Phát biểu tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu: “Trong quá trình tổ chức hoạt động, Công đoàn phải phát huy quyền làm chủ của người lao động, hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ”.
Được Tổng Bí thư giao trọng trách này, chúng ta càng thấy giá trị của tổ chức Công đoàn đối với người lao động và xã hội, đòi hỏi các cấp Công đoàn, mỗi cán bộ Công đoàn phải dành nhiều tâm huyết hơn, góp phần làm sáng rõ quyền làm chủ của người lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề cấp thiết là nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện thật tốt những quy định pháp luật về quyền của người lao động; nâng cao năng lực nghề nghiệp và khả năng thích ứng những thay đổi về nghề nghiệp của người lao động; củng cố, phát triển các cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động để người lao động nhận ra ngày càng rõ hơn quyền làm chủ của họ trong thực tế.
Tư tưởng nhân văn trong hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn
Chăm lo đang là hoạt động phổ biến của tổ chức Công đoàn, nhưng chăm lo sao cho hiệu quả cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ trong phát biểu tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu xây dựng các chương trình phúc lợi dài hạn; tập trung chăm lo, hỗ trợ toàn diện cho đoàn viên, người lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, ốm đau dài ngày. Việc chăm lo của công đoàn phải cụ thể, chu đáo, thiết thực, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, sáng 2/12/2023 - Ảnh: TTXVN
Có ba việc làm mà Tổng Bí thư quan tâm nhất: (1) Chính sách phân phối lại từ thành quả phát triển kinh tế. Đây là việc làm cấp thiết mà tổ chức Công đoàn phải chú trọng để vừa ghi nhận đóng góp của công nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa là điều kiện để nâng cao mức sống của công nhân. (2) Hoạt động chăm lo phải trọng tâm, trọng điểm, nhất là các trường hợp đặc biệt khó khăn để họ không bị bỏ lại phía sau trong cuộc sống và luôn giữ được niềm tin về nghĩa tình của người lao động với nhau. (3) Chăm lo phải cụ thể, không những đối với đoàn viên, người lao động mà cả gia đình của họ, làm cho công đoàn thật sự là tổ ấm của đoàn viên, người lao động; đồng thời cũng đòi hỏi hoạt động chăm lo phải thay đổi, tạo được sự chia sẻ, ủng hộ của nhiều thành phần trong xã hội mới có thể đảm đương tốt yêu cầu mới này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn năng lực riêng có, tổng hợp, đóng góp lớn lao của người cán bộ và được môi trường công đoàn rèn luyện. Điều này thật sự có giá trị cao đối với hoạt động công đoàn ngoài khu vực nhà nước.
Tổng Bí thư mong muốn: “Cán bộ Công đoàn là những cán bộ chính trị, hoạt động xã hội, làm công tác vận động quần chúng, từ phong trào quần chúng mà ra, được bồi dưỡng và trưởng thành từ thực tế lao động, sản xuất, kinh doanh” (trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam).
Đồng thời, việc làm của cán bộ công đoàn thật cao đẹp: “Mỗi cán bộ công đoàn phải luôn luôn đặt ra cho mình câu hỏi và trả lời: người lao động vào tổ chức Công đoàn để làm gì và có quyền lợi gì? Phải chăng đó là để họ được giáo dục, học tập, rèn luyện và trưởng thành; được gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và quyền lợi của mình với Công đoàn; tin tưởng công đoàn sẽ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho mình” (trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, sáng 2/12/2023 - Ảnh: Nhân Dân
Các cấp Công đoàn làm tốt nhiệm vụ này thì tổ chức Công đoàn, cụ thể là cán bộ Công đoàn của người lao động, thật sự là điểm tựa của người lao động. Người cán bộ Công đoàn có gì tự hào hơn, khi người lao động tin tưởng, đặt niềm tin và có cả khả năng giúp người lao động có thêm điều kiện phát triển, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Phương thức hoạt động đặc trưng của tổ chức Công đoàn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “… công tác vận động, thuyết phục, hình thức công tác của tổ chức Công đoàn phải được thường xuyên đổi mới, phong phú hơn, sinh động, hấp dẫn hơn, phù hợp và thiết thực với từng đối tượng, tránh máy móc, đơn giản, tẻ nhạt; khắc phục tình trạng quan liêu, xa cơ sở, xa đoàn viên, xa người lao động” (trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam).
Đề cao công tác vận động, thuyết phục; hoạt động thiết thực; sâu sát cơ sở, đoàn viên, người lao động luôn là ba bài học nằm lòng của cán bộ Công đoàn, chỉ có làm tốt ba bài học này thì hoạt động công đoàn mới bám chắc với quần chúng lao động, tạo được sự ủng hộ tích cực trong xã hội, làm nên sức sống riêng có của tổ chức Công đoàn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi công nhân Công ty CP Than Vàng Danh, ngày 6/4/2022 - Ảnh: Báo Quảng Ninh
Làm đúng, làm tốt tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công đoàn, chắc chắn tổ chức Công đoàn rất đẹp trong mắt đoàn viên, người lao động. Đó là tổ chức Công đoàn cách mạng, không chỉ trách nhiệm với đoàn viên, người lao động mà còn có trách nhiệm xây dựng đất nước độc lập, tự chủ giàu mạnh, văn minh.
Đó là tổ chức Công đoàn điểm tựa thật sự của đoàn viên, người lao động, từ công đoàn, có công đoàn mà đoàn viên, người lao động an tâm về quyền lợi hợp pháp được đảm bảo; vững tin khi gặp khó khăn, hoạn nạn để đồng hành vượt qua; có niềm hy vọng về tương lai tươi sáng hơn cho bản thân và gia đình mình.
Quà tặng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thật lớn lao, các cấp Công đoàn, từng cán bộ Công đoàn cần trân quý tất cả những điều ấy, tự soi lại mình đã làm được việc gì và quyết tâm hơn nữa trong việc cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo tư tưởng của đồng chí Tổng Bí thư về Công đoàn. Mọi sự phát triển đều bắt đầu từ các nền tảng, hãy làm cho các nền tảng của Công đoàn luôn vững chắc, sinh động, mạnh mẽ.
Trần Thanh Hải - Nguyên PCT TT Tổng LĐLĐ Việt Nam
CĐCS Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng tổ chức “Bữa cơm Công đoàn”
Tất cả các đoàn viên của CĐCS Hội cùng nhau tham gia đi chợ, chuẩn bị bữa cơm với một phần ăn trưa và ăn chiều gồm một món mặn, 01 món canh, cơm và nước uống, trái cây tráng miệng.
Đoàn viên, người lao động, hội viên tại "Bữa cơm Công đoàn"
Tại bữa cơm, đồng chí Ngô Thị Hà - Chủ tịch CĐCS Hội đã tuyên truyền kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, các hoạt động của công đoàn. Đồng chí Ngô Thị Hà cho biết: Từ năm 2023, CĐCS Hội đã phối hợp với chính quyền tổ chức bữa ăn ngon cho đoàn viên, NLĐ và hội viên đang làm việc tại Hội nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, tình đoàn kết giữa đoàn viên công đoàn, NLĐ và hội viên của Hội.
Trước đó, CĐCS Hội đã phối hợp với chính quyền thăm, tặng quà cho 04 người mù là thương binh tại các huyện Mỹ Xuyên, Châu Thành, Ngã Năm, Long Phú; tổ chức thăm, tặng quà và khảo sát mô hình làm kinh tế vườn tiêu biểu từ nguồn vốn vay của Hội cho 01 người mù là con của người có công tại huyện Châu Thành.
CĐCS Hội Người mù
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Công đoàn Sóc Trăng ký kết thêm 02 thỏa thuận hợp tác chăm lo cho đoàn viên | 24/05/2024 |
LĐLĐ huyện Long Phú ký kết chương trình hợp tác với Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Sóc Trăng | 24/05/2024 |
Ra mắt mô hình Công đoàn với chuyển đổi số | 23/05/2024 |

Công đoàn Sóc Trăng tổ chức Cuộc thi trực tuyến
CUỘC THI TRỰC TUYẾN
Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV,
nhiệm kỳ 2020-2025 trong đoàn viên, CNVCLĐ tỉnh Sóc Trăng năm 2021
Nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động về các nội dung trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025. Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức cuộc thi trực tuyến, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tham gia dự thi:
Người dự thi là đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (gọi tắt là đoàn viên, CNLĐ) đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Địa chỉ tổ chức thi:
- Đoàn viên, CNLĐ tham gia các cuộc thi trực tuyến trên Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động Sóc Trăng (https://ldldsoctrang.soctrang.gov.vn) và nhấp vào paner biểu tượng cuộc thi để vào hệ thống, tham gia thi.
- Hoặc https://congdoanvietnam.org/cuoc-thi/tim-hieu-nq-dai-hoi-xiii-cua-dang-10776.
- Quét mã QR code bằng camera (trên IOS) hoặc vào phần quét mã QR trên ứng dụng zalo (trên android) có trên giao diện cuộc thi sẽ được dẫn đến Cổng cuộc thi. Thí sinh có thể tìm mã QR trên Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng, Fanpage Công đoàn Sóc Trăng.
3. Quy định chung về cuộc thi, đợt thi.
- Ngân hàng câu hỏi sẽ có 6 bộ đề với 60 câu hỏi được phần mềm trộn ngẫu nhiên, mỗi tuần thi có 10 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm và 1 câu hỏi phụ; trong đó 5 câu liên quan đến Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và 5 câu liên quan đến Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV, mỗi câu có từ 3 - 4 đáp án và chỉ có duy nhất 1 đáp án đúng; câu hỏi phụ là câu hỏi dự đoán số người tham gia từng đợt thi. Thời gian làm bài không quá 20 phút.
- Mỗi tuần thi, người dự thi được tham gia tối đa 3 lần; khi dự thi quá số lần quy định, hệ thống sẽ tự động thông báo hết lượt tham dự. Người dự thi đợi đến tuần thi kế tiếp.
Thời gian thi: Cuộc thi sẽ được tổ chức trong 03 tuần.
- Đợt 1: từ 08 giờ ngày 05/7/2021 đến 17 giờ ngày 09/7/2021.
- Đợt 2: từ 08 giờ ngày 12/7/2021 đến 17 giờ ngày 16/7/2021.
- Đợt 3: từ 08 giờ ngày 19/7/2021 đến 17 giờ ngày 23/7/2021.
Sau mỗi tuần thi, Ban Tổ chức sẽ chọn 3 cá nhân có thành tích xuất sắc nhất để khen thưởng.
- 01 giải nhất: tiền thưởng 500.000 đồng.
- 01 giải nhì: tiền thưởng 400.000 đồng.
- 01 giải ba: tiền thưởng 300.000 đồng.
Giải thưởng chung cuộc sẽ được Ban Tổ chức tổng hợp, thống kê và chấm điểm để chọn ra như sau:
Giải cá nhân, gồm:
- 01 giải Nhất + Bằng khen và tiền thưởng
- 01 giải Nhì + Bằng khen và tiền thưởng
- 01 giải Ba + Bằng khen và tiền thưởng
- 04 giải Khuyến khích + tiền thưởng
Giải tập thể: Trên cơ sở dữ liệu của hệ thống, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ trích xuất và chọn những tập thể (Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở) có số bài dự thi nhiều nhất để khen thưởng, cụ thể:
Giải thưởng tập thể dành cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
- 01 giải Nhất + Bằng khen và tiền thưởng
- 01 giải Nhì + Bằng khen và tiền thưởng
Giải thưởng tập thể dành cho CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh:
+ 01 giải Nhất + Bằng khen và tiền thưởng
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI