Mô hình Tổ xe ôm phòng chống tội phạm
Ông Nguyễn Thanh Long - Chủ tịch Nghiệp đoàn Xe honda chở khách phòng chống tội phạm Phường 1, Tổ trưởng Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao cho biết - Nghiệp đoàn có trên 100 đoàn viên thu nhập chủ yếu nhờ vào việc chở khách hàng ngày. Thông qua đó, các thành viên cũng tham gia vào công tác phòng chống tội phạm bằng việc quan sát những đối tượng lạ mặt, biểu hiện nghi vấn để cung cấp thông tin cho Công an Phường 1.
Theo ông Long, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của LĐLĐ thị xã và Công an Phường 1, Nghiệp đoàn đã xây dựng Quy chế làm việc của Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao sau đó triển khai đến tập thể đoàn viên, có 14 anh em đã thống nhất với quy chế và tham gia thành viên của tổ.
LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) ra mắt mô hình Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao
Theo đồng chí Phạm Thị Hương - Chủ tịch LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu trên địa bàn thị xã hiện nay có trên 800 đoàn viên khu vực phi chính thức, phần lớn đều khó khăn, việc thành lập mô hình này là bước đầu để thay đổi phương thức chăm lo cho đoàn viên, người lao động có điều kiện phát triển, thay đổi cuộc sống của mình và gia đình.
"Lực lượng đoàn viên đang sinh hoạt tại các nghiệp đoàn gần gũi nhất với quần chúng nhân dân, do đó khi làm tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động sẽ góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương", đồng chí Hương nói.
PHƯƠNG ANH
Tập huấn công tác tài chính Công đoàn
Tham dự có các đại biểu là Ủy viên Ban thường vụ, kế toán, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Công đoàn Các KCN tỉnh; Chủ tịch và kế toán CĐCS trực thuộc.
Các đại biểu tham dự tập huấn công tác tài chính Công đoàn. Ảnh: Phương Anh
Trong 1 ngày, các đại biểu sẽ được lãnh đạo Ban Tài chính Tổng LĐLĐ Việt Nam thông tin về công tác tài chính Công đoàn; nội dung việc mua sắm, trang bị cơ sở vật chất thuộc công đoàn quản lý thông qua đấu thầu năm 2024.
Ông Phan Tấn Phong - Chủ tịch Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng cho biết, thông qua lớp tập huấn giúp Chủ tịch và Kế toán CĐCS nắm chắc hơn về công tác tài chính công đoàn. Đặc biệt là việc đấu thầu mua sắm cho công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị.
Đồng thời chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm các vấn đề thuận lợi, còn vướng mắc, phát sinh trong thực tế liên quan đến công tác tài chính Công đoàn.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Trao 2 căn nhà Đại đoàn kết cho đoàn viên ở Thị xã Ngã Năm | 30/07/2024 |
Trao nhà ở cho đoàn viên ở huyện cù lao sông Hậu | 30/07/2024 |
Công đoàn huyện Long Phú chung sức xây dựng nông thôn mới | 30/07/2024 |
Quan tâm chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động | 31/07/2024 |
Thành lập thêm 1 công đoàn cơ sở tại Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh | 30/07/2024 |

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5-2020 người lao động nên biết
Doanh nghiệp đưa người lao động đi nước ngoài phải có vốn pháp định 5 tỉ đồng
Có hiệu lực từ ngày 20-5-2020, Nghị định 38/2020/NĐ-CP ban hành ngày ngày 3-4-2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó nêu rõ điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cụ thể, doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp dịch vụ) là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty CP và công ty hợp danh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đáp ứng các điều kiện sau đây về vốn: Vốn pháp định không thấp hơn 5 tỷ Việt Nam đồng; có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
Theo Nghị định, DN dịch vụ phải có Đề án hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Nội dung của Đề án hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động, được thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2020 đến khi Luật NLĐViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Theo đó, NLĐ trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động. Mức tiền ký quỹ là 100 triệu đồng.
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước, NLĐ thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn nơi NLĐ đăng ký thường trú. Thời hạn ký quỹ là 5 năm 6 tháng.
Cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài hành nghề massage
Nghị định 38/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định “Chi tiết thi hành một số điều của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20-5.
Theo đó, lao động Việt Nam không được ra nước ngoài làm nghề massage tại các nhà hàng, khách sạn trung tâm giải trí...; công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu, kim loại độc hại.
NLĐ cũng không được xuất ngoại làm các công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ; công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại; công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng biển); công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Nghị dịnh cũng nêu rõ: Nghiêm cấm NLĐ đi việc ở nước ngoài tại khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực đang bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Nguồn: https://nld.com.vn/chinh-sach/chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-5-2020-nguoi-lao-dong-nen-biet-20200507082508259.htm
A.Chi