Công đoàn Sóc Trăng tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động
Đến dự, có đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng; Tiến Sỹ Nguyễn Anh Thơ - Uỷ viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Viện trưởng, Viện An toàn Vệ sinh Lao động.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị
Tại hội nghị, các giảng viên đã thông tin, hướng dẫn về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa; Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động;
Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động; Chăm sóc sức khỏe toàn diện, giảm căng thẳng tại nơi làm việc,…
Giảng viên trình bày về các nội dung huấn luyện ATVSLĐ
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn cho biết hội nghị nhằm trang bị cho cán bộ, đoàn viên, người lao động về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ để tham gia cùng người sử dụng lao động của doanh nghiệp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch An toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc được thiết thực, có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các sự cố, rũi ro, có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động và cơ sở, vật chất của doanh nghiệp.
Trước thực trạng yêu cầu về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, mà ở địa phương chưa có tổ chức, đơn vị đơn vị nào đủ năng lực tổ chức huấn luyện, việc ký chương trình phối hợp lần này cũng nhằm để tháo gỡ khó khăn trên, thiết thực đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Sau đợt tập huấn này, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh và Viện An toàn vệ sinh lao động sẽ mở các khoá huấn luyện tiếp theo, và huấn luyện tất cả các nhóm đối tượng theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết thêm.
ANH KHOA
Tổng kết cụm thi đua, hướng đến đoàn viên, người lao động
Ngày 20.2, Cụm thi đua số 2 thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2024. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Lê Văn Phải – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.
Cụm thi đua số 2 gồm 5 đơn vị LĐLĐ huyện: LĐLĐ huyện Cù Lao Dung, huyện Mỹ Xuyên, huyện Kế Sách, huyện Mỹ Tú, huyện Thạnh Trị.
Trong năm 2024, các đơn vị trong cụm đã tập trung thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm của tổ chức Công đoàn, đồng thời triển khai sâu rộng Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028.
Các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thực.
Điểm nổi bật trong năm qua là việc các đơn vị đã hỗ trợ, hướng dẫn Công đoàn cơ sở (CĐCS) thương lượng, ký mới TƯLĐTT tại 8/8 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn. Các bản TƯLĐTT đều có những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
LĐLĐ các huyện cũng đã chỉ đạo CĐCS tăng cường đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động điều chỉnh tăng giá trị bữa ăn ca, với mức thấp nhất từ 20.000 - 25.000 đồng/suất trở lên. Kết quả, 100% (11/11) doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng giá trị bữa ăn, thể hiện sự quan tâm đến đời sống của người lao động.
Chương trình Mái ấm Công đoàn tiếp tục được Cụm thi đua số 2 duy trì và triển khai hiệu quả, kịp thời hỗ trợ xây mới 20 căn nhà với tổng số tiền trên 1 tỉ đồng, giúp đoàn viên Công đoàn có chỗ ở ổn định, yên tâm công tác, lao động và sản xuất.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Phải – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác thi đua của cụm. Đồng chí Phải đề nghị các đơn vị tiếp tục tập trung vào công tác tuyên truyền, bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy địa phương, phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, khắc phục khó khăn, chủ động đề ra nhiều giải pháp để hoàn thành các nội dung, mục tiêu đã đề ra.
Năm 2024, Cụm thi đua số 2 thuộc LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng làm tốt công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, NLĐ. Ảnh: LĐLĐ huyện Kế Sách.
Hội nghị cũng đã tiến hành ký kết giao ước thi đua năm 2025, đồng thời bầu chọn LĐLĐ huyện Mỹ Xuyên làm Cụm trưởng và LĐLĐ huyện Kế Sách làm Cụm phó.
Dịp này, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng cũng đã trao cờ thi đua của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng cho LĐLĐ huyện Kế Sách vì có thành tích xuất sắc trong phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn năm 2024.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Mang Tết ấm đến với đoàn viên, người lao động | 19/02/2025 |
Công đoàn Sóc Trăng động viên con đoàn viên nhập ngũ | 13/02/2025 |
Người công nhân làm lợi trăm triệu đồng cho Xí nghiệp rác | 10/02/2025 |
Doanh nghiệp hãy xem người lao động là người nhà | 07/02/2025 |
Trên 20 tỉ đồng chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động | 03/02/2025 |

Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm
Cắt giảm chi phí để lo cho công nhân
Doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Trong giai đoạn này, nhiều DN đã liên kết hợp tác với nông dân. Đó là giải pháp giúp DN cắt giảm các khoản chi phí trung gian từ các lái tôm thông qua thu mua nguyên liệu trực tiếp.
Theo các DN xuất khẩu, việc liên kết sản xuất với nông dân sẽ giúp DN tiết kiệm khoảng 20% chi phí không đáng có và xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Các DN tập trung phát triển hệ thống thương mại điện tử gắn với kết nối hệ thống bán hàng qua mạng, vì người dân các nước nhập khẩu không tổ chức hợp chợ mà mua hàng online.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản và người lao động chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Nhật Hồ
Ngoài ra, với nhu cầu chế biến các món ăn nhanh, việc tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng theo kiểu “thức ăn nhanh” cũng là chiến lược mà các DN xuất khẩu cần nhắm đến. Mặt khác, ngoài thị trường xuất khẩu, chế biến thủy sản cần quan tâm đến sức mua của thị trường nội địa vốn bị các doanh nghiệp xuất khẩu “bỏ ngỏ” lâu nay.
Một điều đáng ghi nhận, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các DN của tỉnh đã không đẩy khó khăn này cho người lao động (NLĐ). Đó là việc không cắt giảm công nhân, một số DN còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NLĐ và nông dân.
Từ khi phát sinh dịch bệnh đến nay, tuy hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai) vẫn cam kết thu mua tôm của người nông dân theo giá thị trường và cao hơn các DN khác khoảng 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Diệu - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long - cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn chung, DN cần chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm. Có vậy mới giúp nông dân gắn bó với mình và tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, đồng thời vẫn duy trì lượng lao động hiện có”.
Tập đoàn Việt - Úc đang có chính sách giảm giá tôm giống tối đa cho hộ nuôi tôm, giúp họ giảm bớt các khoản chi phí phát sinh để an tâm đầu tư và duy trì sản xuất…
Hỗ trợ cho người lao động
Cùng với các DN, hiện các ngành và địa phương cũng tập trung thực hiện tốt những giải pháp để hỗ trợ NLĐ, nhất là các lao động bị cắt giảm phải trở về từ các khu công nghiệp (KCN) ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…
Bà Võ Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân - cho biết: “Qua khảo sát trên địa bàn huyện, có khoảng 400 lao động nữ trở về từ các KCN do ảnh hưởng dịch COVID-19. Vì vậy, để giải quyết việc làm và thu nhập cho chị em, hội đã liên kết với các hợp tác xã đan lát nhận dạy nghề và giải quyết việc làm. Bước đầu đã tạo được thu nhập và hội sẽ nhân rộng mô hình này”.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chủ động tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6.2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của DN và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6.2020, dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị thì BHXH tỉnh kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12.2020.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/chia-se-kho-khan-voi-nguoi-lao-dong-bi-cat-giam-796892.ldo
NHẬT HỒ (BÁO LAO ĐỘNG)
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Infographic: Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10.2019 | 01/10/2019 |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: "Làm nhiều, nghỉ ít là bất công" | 24/09/2019 |
2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu sẽ trình Quốc hội vào tháng 10 tới | 23/09/2019 |
Tổng LĐLĐ Việt Nam ký kết chương trình phối hợp công tác 3 bên trong bảo vệ người lao động, doanh nghiệp | 19/09/2019 |
Công đoàn đề xuất bổ sung 3 ngày nghỉ trong năm | 18/09/2019 |
Khi phòng họp không chai nhựa | 17/09/2019 |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang làm Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương | 17/09/2019 |
Tuổi cao thì năng suất lao động kém | 17/09/2019 |