Công đoàn Sóc Trăng kiện toàn tổ chức bộ máy
Ngày 3.3, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Tham dự có đồng chí Trần Văn Việt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; đồng chí Ngô Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.
Tại hội nghị, đã công bố quyết định giải thể Công đoàn Viên chức tỉnh, Công đoàn ngành Y tế tỉnh và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng; chấm dứt hoạt động của Ban Chấp hành các Công đoàn này, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc được điều chuyển về Công đoàn các cơ quan Đảng tỉnh, Công đoàn UBND tỉnh và LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố quản lý.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh trao các quyết định kết thúc hoạt động của Công đoàn Viên chức, Công đoàn Ngành y tế và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Phương Anh
Thành lập Ban Nghiệp vụ LĐLĐ tỉnh trên cơ sở sáp nhập Ban Tuyên giáo - Nữ công và Ban Chính sách, Pháp luật và Quan hệ Lao động.
Đồng chí Lê Việt Triều được chỉ định làm Trưởng ban, đồng chí Hứa Thị Ánh Ngọc làm Phó Trưởng ban.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng trao quyết định chỉ định Trưởng, Phó ban Nghiệp vụ LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Phương Anh
Thành lập Công đoàn các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, được sử dụng con dấu, tài khoản riêng, quản lý tài chính, tài sản và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Đồng chí Đoàn Thị Chiến được chỉ định giữ chức vụ Chủ tịch.
Thành lập Công đoàn các cơ quan Đảng tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Phương Anh
Thành lập Công đoàn UBND tỉnh trực thuộc LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, được sử dụng con dấu, tài khoản riêng, quản lý tài chính, tài sản và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Đông chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - trao quyết định cho bà Trịnh Thị Bảo Khuyên. Ảnh: Phương Anh
Lãnh đạo Tỉnh ủy, LĐLĐ tỉnh chụp ảnh cùng Ban chấp hành Công đoàn UBND tỉnh Sóc Trăng
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, nhấn mạnh vai trò quan trọng của 2 công đoàn mới thành lập; đề nghị các đơn vị này khẩn trương xây dựng và ban hành Quy chế làm việc, Kế hoạch hoạt động năm 2024 triển khai đến các CĐCS trực thuộc.
Đồng chí Sơn cũng định hướng những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, đặc biệt là các hoạt động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động sắp tới.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phương Anh
Đồng chí Sơn cũng lưu ý các đơn vị cần nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công nhân, lao động, nhất là Bộ luật Lao động năm 2019; triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 13-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; thực hiện tốt sự chỉ đạo của Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng ủy UBND tỉnh trong hoạt động.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Công nhân lao động hào hứng trổ tài nấu ăn | 03/03/2025 |
LĐLĐ huyện Long Phú: Sôi nổi công trình chào mừng đại hội Đảng các cấp. | 01/03/2025 |
Tổng kết cụm thi đua, hướng đến đoàn viên, người lao động | 25/02/2025 |
Mang Tết ấm đến với đoàn viên, người lao động | 19/02/2025 |
Công đoàn Sóc Trăng động viên con đoàn viên nhập ngũ | 13/02/2025 |

Một số lưu ý về mức lương thử việc năm 2021
Kể từ ngày 1.1.2021, Bộ luật Lao động năm 2019 chính đã chính thức có hiệu lực. Bộ luật tiếp tục có sự kế thừa nhiều nội dung của Bộ luật Lao động năm 2021; trong đó có nội dung về mức lương thử việc.
Người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động. Khi đó, người lao động sẽ được trả lương.
Tại Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, khi thử việc, người lao động sẽ nhận được tiền lương theo thỏa thuận, nhưng tối thiểu phải bằng 85% tiền lương của công việc đó. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật này, mức lương được trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc bao gồm: Mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trong đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Cần chú ý, năm 2021, mức lương tối thiểu vùng vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Điều 5 của Nghị định này quy định, với những công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề, trong điều kiện lao động bình thường, người sử dụng lao động còn phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Do đó, người lao động khi thử việc sẽ nhận được mức lương thử việc như sau:
Mức lương thử việc năm 2021 theo vùng và theo công việc:
TÚ QUỲNH (BÁO LAO ĐỘNG)