7.300 đoàn viên, người lao động Sóc Trăng được hỗ trợ dịp Tết 2025
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Uỷ viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc trăng trao bảng tượng trưng cho đại diện các cấp Công đoàn trong tỉnh. Ảnh: Phương Anh
Công đoàn tích cực phối hợp chăm lo Tết cho người lao động
Đồng chí Nguyễn Thu Trang - Chủ tịch CĐCS Công ty CP Công trình đô thị Sóc Trăng - thông tin, Tết Nguyên đán 2025, CĐCS phối hợp Ban lãnh đạo công ty trao quà 363 đoàn viên, NLĐ.
Mỗi phần quà trị giá trên 250.000 đồng và 900.000 đồng tiền mặt. Công ty còn trực tiếp đến nhà trao 20 suất quà, mỗi suất trị giá trên 1 triệu đồng cho 20 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để họ có điều kiện vui Xuân, đón Tết. Bà Trang cho hay, công ty còn thưởng 1 tháng lương và hỗ trợ tiền mặt 3,5 triệu đồng chi phí Tết cho tất cả đoàn viên, NLĐ.
Đồng chí Thái Lệ Quân - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Tuntex Sóc Trăng - cho biết, theo kế hoạch, năm nay CĐCS công ty sẽ phối hợp với Ban lãnh đạo tặng hơn 1.500 phần quà cho đoàn viên, NLĐ. Tặng tiền mặt thấp nhất 550.000 đồng/đoàn viên tham gia vào tổ chức Công đoàn từ 1 năm trở lên. Công đoàn cũng sẽ phối hợp với công ty tổ chức tiệc Tất niên, các chương trình rút thăm trúng thưởng với nhiều phần quà hấp dẫn, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí do công đoàn cấp trên tổ chức.
Đồng chí Phan Tấn Phong - Chủ tịch Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng - thông tin, trong Chương trình Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng năm nay, có 4.218 đoàn viên trực thuộc Công đoàn Các KCN được nhận quà và 1.000 đoàn viên được mua sắm hàng hóa tại sàn giao dịch Chợ Tết Công đoàn năm 2025. Công đoàn các KCN tỉnh còn tổ chức các hoạt động hội thao góp phần tạo không khí đón Tết vui tươi, an toàn, hạnh phúc.
Đoàn viên, người lao động nào cũng có Tết
Theo Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng, dịp Tết Ất Tỵ 2025, đa số các công ty, doanh nghiệp đều có thưởng Tết. Trong đó, khu vực công ty vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thưởng bình quân 5,1 triệu đồng/người, cao nhất 40 triệu đồng/người, thấp nhất 4,1 triệu đồng/người.
Khu vực dân doanh thưởng bình quân 7,3 triệu đồng/người, cao nhất 39 triệu đồng/người, thấp nhất 0,2 triệu đồng/người. Hiện nay các CĐCS doanh nghiệp đang hỗ trợ các phần quà, 100% đoàn viên, NLĐ đều có quà Tết (từ 250.000 - 550.000 đồng/suất), không bao gồm tiền thưởng Tết.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng - cho biết, Tết Nguyên đán 2025, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, Tổng LĐLĐVN, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng các mạnh thường quân trao tặng 400 phần quà cho công nhân lao động, tổng giá trị 520 triệu đồng. Hỗ trợ 7.326 suất cho đoàn viên, NLĐ, tổng trị giá trên 3,5 tỉ đồng. Trao 56 căn nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên, số tiền tương đương 2,8 tỉ đồng. Tổng LĐLĐVN hỗ trợ 3.200 suất cho đoàn viên Công đoàn tham gia Chợ Tết Công đoàn qua sàn giao dịch thương mại điện tử, mỗi suất 500.000 đồng.
Sau Tết, công đoàn sẽ tổ chức đến thăm, chúc mừng các doanh nghiệp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ; làm cầu nối để giới thiệu việc làm cho NLĐ với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh, khi đoàn viên, NLĐ thấy được sự chăm lo, họ sẽ tin tưởng, xem tổ chức Công đoàn là chỗ dựa vững chắc của họ, từ đó tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam; tạo động lực khích lệ, động viên đoàn viên, NLĐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn và ngày càng gắn bó với doanh nghiệp.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Trao 21 suất quà cho đoàn viên bệnh hiểm nghèo | 21/01/2025 |
Hàng nghìn hộ dân, công nhân lao động được nhận quà Tết | 20/01/2025 |
Bí thư Sóc Trăng xuống tận xưởng thăm hỏi công nhân | 20/01/2025 |
Doanh nghiệp Sóc Trăng chăm lo người lao động | 17/01/2025 |
LĐLĐ ở vùng biển Sóc Trăng thành lập nhiều mô hình hiệu quả | 16/01/2025 |

Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm
Cắt giảm chi phí để lo cho công nhân
Doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Trong giai đoạn này, nhiều DN đã liên kết hợp tác với nông dân. Đó là giải pháp giúp DN cắt giảm các khoản chi phí trung gian từ các lái tôm thông qua thu mua nguyên liệu trực tiếp.
Theo các DN xuất khẩu, việc liên kết sản xuất với nông dân sẽ giúp DN tiết kiệm khoảng 20% chi phí không đáng có và xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Các DN tập trung phát triển hệ thống thương mại điện tử gắn với kết nối hệ thống bán hàng qua mạng, vì người dân các nước nhập khẩu không tổ chức hợp chợ mà mua hàng online.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản và người lao động chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Nhật Hồ
Ngoài ra, với nhu cầu chế biến các món ăn nhanh, việc tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng theo kiểu “thức ăn nhanh” cũng là chiến lược mà các DN xuất khẩu cần nhắm đến. Mặt khác, ngoài thị trường xuất khẩu, chế biến thủy sản cần quan tâm đến sức mua của thị trường nội địa vốn bị các doanh nghiệp xuất khẩu “bỏ ngỏ” lâu nay.
Một điều đáng ghi nhận, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các DN của tỉnh đã không đẩy khó khăn này cho người lao động (NLĐ). Đó là việc không cắt giảm công nhân, một số DN còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NLĐ và nông dân.
Từ khi phát sinh dịch bệnh đến nay, tuy hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai) vẫn cam kết thu mua tôm của người nông dân theo giá thị trường và cao hơn các DN khác khoảng 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Diệu - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long - cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn chung, DN cần chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm. Có vậy mới giúp nông dân gắn bó với mình và tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, đồng thời vẫn duy trì lượng lao động hiện có”.
Tập đoàn Việt - Úc đang có chính sách giảm giá tôm giống tối đa cho hộ nuôi tôm, giúp họ giảm bớt các khoản chi phí phát sinh để an tâm đầu tư và duy trì sản xuất…
Hỗ trợ cho người lao động
Cùng với các DN, hiện các ngành và địa phương cũng tập trung thực hiện tốt những giải pháp để hỗ trợ NLĐ, nhất là các lao động bị cắt giảm phải trở về từ các khu công nghiệp (KCN) ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…
Bà Võ Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân - cho biết: “Qua khảo sát trên địa bàn huyện, có khoảng 400 lao động nữ trở về từ các KCN do ảnh hưởng dịch COVID-19. Vì vậy, để giải quyết việc làm và thu nhập cho chị em, hội đã liên kết với các hợp tác xã đan lát nhận dạy nghề và giải quyết việc làm. Bước đầu đã tạo được thu nhập và hội sẽ nhân rộng mô hình này”.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chủ động tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6.2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của DN và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6.2020, dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị thì BHXH tỉnh kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12.2020.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/chia-se-kho-khan-voi-nguoi-lao-dong-bi-cat-giam-796892.ldo
NHẬT HỒ (BÁO LAO ĐỘNG)