Atrás
Công đoàn huyện Mỹ Tú thành lập 4 mô hình chuyển đổi số
Sáng 10.7, LĐLĐ huyện Mỹ Tú tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Tú đã làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động (NLĐ).

Có 143 đoàn viên, NLĐ bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được nhận quà với tổng số tiền 76 triệu đồng và 2.145kg gạo nhân dịp Tết Nguyên đán 2024; trao 100 phần quà cho đoàn viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí 50 triệu đồng nhân Tháng Công nhân.

Quang cảnh hội nghị sơ kết hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm

CĐCS đã tổ chức trao 2.017 phần quà cho đoàn viên, người lao động với số tiền trên 613 triệu đồng. Riêng đoàn viên, NLĐ các công đoàn cơ sở (CĐCS) khu vực ngoài nhà nước còn được thưởng lương tháng 13 nhân dịp Tết dương lịch và hỗ trợ 01 tháng lương nhân dịp tết Nguyên đán 2024.

100% doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn giữa ca cho người lao động mức dao động từ 22.000 đồng đến 25.000 đồng/người/ngày.

Vận động được trên 135 triệu đồng Quỹ Mái ấm Công đoàn và đề nghị về trên xét 03 căn nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

LĐLĐ huyện tổ chức mắt mô hình Công đoàn với chuyển đổi số tại các CĐCS Long Hưng, Mỹ Phước và CĐCS thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, Mô hình “thanh toán không dùng tiền mặt” đối với một số cán bộ, đoàn viên và người dân kinh doanh tại khu vực chợ; duy trì và củng cố và nhân rộng mô hình trồng rau sạch phục vụ bếp ăn nhà trẻ tại các CĐCS trường Mầm non trên địa bàn huyện.

Ông Trần Ngọc Giang Nam - Chủ tịch LĐLĐ huyện Mỹ Tú - cho biết, 6 tháng cuối năm 2024, các cấp Công đoàn tiếp tục quan tâm tham gia đảm bảo việc làm bền vững, cải thiện thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động. Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, tăng tỉ lệ đoàn viên trên tổng số công nhân, lao động ở những nơi đã thành lập công đoàn.

Lãnh đạo LĐLĐ huyện Mỹ Tú trao bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho một cá nhân

Dịp này, có 1 tập thể được nhận Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam; 1 tập thể và 2 cá nhân được nhận Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.

CĐCS thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa với mô hình "Dịch vụ công trực tuyến"; CĐCS Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa với mô hình "Cuộc họp không giấy"; CĐCS xã Long Hưng với 2 mô hình "Dịch vụ công trực tuyến" và "Mô hình thanh toán không dùng tiền mặt" đối với một số cán bộ, đoàn viên và người dân kinh doanh tại khu vực chợ. Các mô hình này giúp người dân có những công cụ thuận tiện khi thực hiện các thủ tục hành chính.

PHƯƠNG ANH


Atrás
Thêm nhiều lợi ích cho đoàn viên, người lao động ở Sóc Trăng
Chiều ngày 15.6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ký kết Chương trình thỏa thuận hợp tác với Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thương mại và Đầu tư Tươi Mart; Công ty TNHH Một thành viên (MTV) Xổ số kiến thiết Sóc Trăng.

Đồng chí Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành dự.

Theo thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Sóc Trăng giai đoạn 2023 - 2028, mỗi năm Công ty sẽ hỗ trợ 120.000 quyển tập để trao cho học sinh là con đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nghèo, khó khăn trên địa bàn tỉnh (ưu tiên con đoàn viên công đoàn).

Hằng năm, tùy theo điều kiện, công ty hỗ trợ LĐLĐ tỉnh kinh phí để tổ chức tặng học bổng cho con đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nghèo, khó khăn vượt khó học tốt.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng và các đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác

Đối với Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tươi Mart, trong suốt thời hạn thỏa thuận hợp tác (2024 - 2026), Công ty sẽ cung cấp, bán các mặt hàng giảm giá ưu đãi cho đoàn viên, người lao động, công đoàn các cấp thuộc quyền quản lý của LĐLĐ tỉnh các sản phẩm của công ty như hóa phẩm, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác với giá thấp hơn giá niêm yết trên thị trường từ 5 - 30% tùy theo từng loại sản phẩm.

Hằng năm, vào dịp Tháng Công nhân, Tết Sum vầy và theo đề nghị hợp tác của LĐLĐ tỉnh, Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tươi Mart sẽ tham gia tổ chức các đợt bán hàng giảm giá cho đoàn viên, người lao động tập trung ở các khu công nghiệp, các trung tâm sinh hoạt văn hóa thể thao của LĐLĐ tỉnh hoặc nơi tập trung đông đoàn viên, người lao động do LĐLĐ tỉnh tổ chức các sự kiện.

Ngoài ra, Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tươi Mart sẽ tham gia các hoạt động xã hội từ thiện theo kế hoạch vận động của LĐLĐ tỉnh và đóng góp theo khả năng của Công ty.

PHƯƠNG ANH


Atrás
Tổng LĐLĐVN kiểm tra thực hiện Đề án 1780 và Đề án 231 tại ĐBSCL
Ngày 25.6, tại TP Cần Thơ, Đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN do Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải dẫn đầu đã chủ trì buổi làm việc làm việc với LĐLĐ các địa phương Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp về kết quả thực hiện Đề án 1780 và Đề án 231.

          Buổi làm việc liên quan đến các vấn đề như: Thực hiện Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng tới năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1780) và Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 231) và kiểm tra, đánh giá phân loại Nhà Văn hóa Lao động của các tổ chức Công đoàn.

Phó Chủ tịch thường trực TLĐLĐVN Trần Thanh Hải tại buổi làm việc. Ảnh: N.T

          Tại buổi làm việc, đại diện LĐLĐ các địa phương đã báo cáo nhiều khó khăn trong việc thực hiện đề án 231. Dù được triển khai rộng và có kế hoạch, tuy nhiên việc tổ chức các lớp học, xây dựng các trường đào tạo cho công nhân vẫn gặp nhiều bất cập. Nguyên nhân do công nhân không mặn mà với việc học tập.

         Sau khi nghe các LĐLĐ báo cáo công tác triển khai thực hiện, cũng như khó khăn trong quá trình triển khai các Đề án trên, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho rằng, Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020” bảo vệ quyền lợi để người lao động, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang vận động rất nhanh.

        Theo Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải, việc khuyến khích cho người lao động nỗ lực học tập là cần thiết, bởi học nghề là phải học liên tục, học suốt đời thì công nhân mới được nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề, có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.

         Ngoài ra, việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cho người lao động là rất cần thiết và quan trọng. Thiết chế nhà văn hóa trong các khu công nghiệp là cần thiết, phục vụ tốt và nâng cao đời sống tinh thần của công nhân, đồng thời, củng cố uy tín của tổ chức Công đoàn trong người lao động.

          “Sinh ra nhà văn hóa của người lao động thì trước hết phải phục vụ cho người lao động, phục vụ về đời sống tinh thần cho người lao động. Người lao động phải cảm nhận được rằng, đây là nơi giúp cho đời sống tinh thần của họ ngày càng phong phú và cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn” – Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN khẳng định.

TRẦN LƯU - NGUYỄN TRI

Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/tong-ldldvn-kiem-tra-thuc-hien-de-an-1780-va-de-an-231-tai-dbscl-815122.ldo


liên kết web

LƯỢT TRUY CẬP LƯỢT TRUY CẬP

 
Tổng lượt truy cập