Mô hình Tổ xe ôm phòng chống tội phạm
Ông Nguyễn Thanh Long - Chủ tịch Nghiệp đoàn Xe honda chở khách phòng chống tội phạm Phường 1, Tổ trưởng Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao cho biết - Nghiệp đoàn có trên 100 đoàn viên thu nhập chủ yếu nhờ vào việc chở khách hàng ngày. Thông qua đó, các thành viên cũng tham gia vào công tác phòng chống tội phạm bằng việc quan sát những đối tượng lạ mặt, biểu hiện nghi vấn để cung cấp thông tin cho Công an Phường 1.
Theo ông Long, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của LĐLĐ thị xã và Công an Phường 1, Nghiệp đoàn đã xây dựng Quy chế làm việc của Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao sau đó triển khai đến tập thể đoàn viên, có 14 anh em đã thống nhất với quy chế và tham gia thành viên của tổ.
LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) ra mắt mô hình Tổ xe ôm phòng chống tội phạm chất lượng cao
Theo đồng chí Phạm Thị Hương - Chủ tịch LĐLĐ thị xã Vĩnh Châu trên địa bàn thị xã hiện nay có trên 800 đoàn viên khu vực phi chính thức, phần lớn đều khó khăn, việc thành lập mô hình này là bước đầu để thay đổi phương thức chăm lo cho đoàn viên, người lao động có điều kiện phát triển, thay đổi cuộc sống của mình và gia đình.
"Lực lượng đoàn viên đang sinh hoạt tại các nghiệp đoàn gần gũi nhất với quần chúng nhân dân, do đó khi làm tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động sẽ góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương", đồng chí Hương nói.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Thành lập thêm một CĐCS trong Tháng cao điểm | 15/07/2024 |
Chủ tịch Công đoàn cơ sở gương mẫu | 12/07/2024 |
Công đoàn Ngã Năm đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước | 12/07/2024 |
Cụm thi đua số 2 hỗ trợ 9 Mái ấm Công đoàn | 12/07/2024 |
Công đoàn huyện Mỹ Tú thành lập 4 mô hình chuyển đổi số | 10/07/2024 |

Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1.7.2020
Chiều 12.11, với tỷ lệ 93,37% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
Theo nghị quyết, tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.512,3 nghìn tỉ, tổng chi là 1.747,1 nghìn tỉ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 234,8 nghìn tỉ đồng tương đương 3,44% GDP.
Quốc hội cũng đồng ý tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 488,921.352 nghìn tỉ đồng trong năm sau.
Với nghị quyết này, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1.7.2020.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời, từ năm 2019 dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách trung ương và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.
Quốc hội cũng giao Chính phủ, loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể khi xác định số tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2019 và dự toán năm 2020 để tính nguồn cải cách tiền lương.
Kết quả biểu quyết nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
Cụ thể, các khoản thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.
Ngoài ra, còn loại trừ thêm cả phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.
Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng.
Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.
CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/quoc-hoi-dong-y-tang-luong-co-so-len-16-trieu-dongthang-tu-172020-765580.ldo