Trưởng Ban nữ công quần chúng hết lòng vì đoàn viên
Vì đoàn viên, người lao động nữ
Đồng chí Phạm Thị Ánh Nguyệt cho biết, CĐCS Cục thuế tỉnh Sóc Trăng hiện có 323 đoàn viên, có 114 đoàn viên nữ, chiếm 35,29%. Với 7 năm làm công tác nữ công, đồng chí đã tham mưu cho Ban Chấp hành CĐCS thực hiện tốt các chế độ, chính sách liên quan đến lao động nữ.
Đồng chí Nguyệt cho hay, những năm qua, CĐCS đã kịp thời phản ánh và đề xuất các biện pháp cải thiện đời sống, tăng thu nhập nhằm giúp nữ đoàn viên, NLĐ an tâm công tác; như chị em được chi hỗ trợ 200.000 đồng/tháng để cải thiện điều kiện làm việc. Ngoài ra, duy trì tổ hùn vốn tiết kiệm, số tiền 75 triệu đồng/tháng giúp đoàn viên có thêm điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đồng chí Lê Thị Huyền Trang - đoàn viên CĐCS Cục thuế tỉnh Sóc Trăng - cho biết, vừa qua chị nhận được 28 triệu đồng từ việc tham gia hùn vốn tiết kiệm. Qua đó có thêm chi phí để mua sắm vật dụng trong gia đình phục vụ cuộc sống tốt hơn.
Nhiều hoạt động cho nữ đoàn viên, người lao động tại CĐCS Cục Thuế tỉnh Sóc Trăng
Ngoài ra, đồng chí Nguyệt còn chủ động tham mưu cho Ban Chấp hành CĐCS tổ chức nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán với số tiền 275 triệu đồng. Tổ chức các hoạt động cho con đoàn viên, NLĐ với số tiền 182,5 triệu đồng.
Phối hợp với chính quyền vận động nữ đoàn viên, NLĐ khám sức khỏe định kỳ và hỗ trợ kinh phí 500.000 đồng/người/năm; tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh... Từ đó, giúp nữ đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với vai trò là Trưởng Ban nữ công quần chúng, đồng chí Phạm Thị Ánh Nguyệt còn tích cực tham mưu và tranh thủ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Cấp ủy Đảng, Lãnh đạo đơn vị để chị em được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị,.. với tổng kinh phí 738,4 triệu đồng.
Đồng chí Nguyệt cho biết, trong 5 năm (2019 - 2023) đã có 476 lượt chị đạt danh hiệu Giỏi việc nước, đảm việc nhà; 89 lượt chị được tặng Giấy khen Cục Thuế tỉnh; 230 lượt chị được tặng Giấy khen Tổng Cục thuế; 34 lượt chị có đề tài sáng kiến cải tiến được Hội đồng sáng kiến Cục thuế tỉnh công nhận và được áp dụng rộng rãi trong ngành; có 97 lượt chị được Bộ Tài chính tặng Bằng khen.
Nâng cao trình độ, nghiệp vụ
Với vai trò là Phó Chánh văn phòng, đồng chí Nguyệt thường xuyên cập nhật và triển khai đầy đủ các văn bản quy định; tham mưu, đề xuất giúp lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt công tác Văn phòng.
Đồng chí Phạm Thị Ánh Nguyệt - Trưởng Ban Nữ công quần chúng, CĐCS Cục thuế tỉnh Sóc Trăng
Đồng chí Nguyệt cho biết để thực hiện công việc hiệu quả chị còn tham gia xây dựng nhiều giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm như Nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong nội bộ Ngành thuế tỉnh Sóc Trăng; Quản lý tài sản theo mô hình Kế toán tập trung bằng thẻ tài sản,... những sáng kiến cải tiến được áp dụng và mang lại hiệu quả cho đơn vị.
Ngoài ra đồng chí Nguyệt còn sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành công việc chuyên môn, Công đoàn và chăm sóc gia đình. Vì vậy 5 năm liền đồng chí Nguyệt luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là đoàn viên công đoàn xuất sắc và giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Với những thành tích đó, đồng chí Nguyệt được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế tặng bằng khen, giấy khen vì có thành tích trong công tác. Đặc biệt đồng chí Nguyệt là 1 trong 95 Trưởng ban Nữ công CĐCS được Tổng LĐLĐ Việt Nam biểu dương vào 8-9.7 tới đây.
PHƯƠNG ANH
Công nhân lao động hào hứng trổ tài nấu ăn
Ngày 2.3, Công đoàn Các Khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thi Bữa cơm gia đình với sự tham gia của đông đảo đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ) đến từ các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc.
Tham dự có đồng chí Trịnh Thị Bảo Khuyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng.
Tham gia hội thi, 10 đội đã thể hiện sự khéo léo, sáng tạo thông qua việc chế biến một bàn tiệc gồm 3 món chính và 1 món tráng miệng, phục vụ cho 10 người ăn. Trong thời gian 90 phút, các đội đã hoàn thành xuất sắc sản phẩm dự thi, mang đến những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt, thể hiện sự tỉ mỉ, chu đáo.
Các đoàn viên, công nhân lao động tham gia hội thi Bữa cơm gia đình. Ảnh: Phương Anh
Đồng chí Lý Trường Khoa - Phó Chủ tịch Công đoàn Các Khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho biết hội thi là hoạt động chào mừng kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) gắn với 60 năm phong trào "Ba đảm đang". Đây cũng là dịp để tôn vinh vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới, khuyến khích sự sẻ chia công việc gia đình, đặc biệt là nấu ăn từ phía nam giới.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Công đoàn Các KCN tỉnh Sóc Trăng trao giải cho các đội đạt Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích. Ảnh: Phương Anh
Cũng theo đồng chí Khoa, hội thi còn là sân chơi bổ ích, tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các CNLĐ, qua đó thắt chặt tình đoàn kết giữa các CĐCS trực thuộc. Đây cũng là dịp để tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNLĐ tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình, tích cực xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Hoạt động còn góp phần nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của gia đình trong sự phát triển của xã hội.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Doanh nghiệp hãy xem người lao động là người nhà | 07/02/2025 |
Trên 20 tỉ đồng chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động | 03/02/2025 |
Sóc Trăng tri ân y bác sĩ, công nhân trực đêm Giao thừa | 03/02/2025 |
Trao quà tết cho đoàn viên bệnh hiểm nghèo và đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn | 04/02/2025 |
Quà Tết ý nghĩa cho đoàn viên Công đoàn Sóc Trăng | 24/01/2025 |

Chia sẻ khó khăn với người lao động bị cắt giảm
Cắt giảm chi phí để lo cho công nhân
Doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Trong giai đoạn này, nhiều DN đã liên kết hợp tác với nông dân. Đó là giải pháp giúp DN cắt giảm các khoản chi phí trung gian từ các lái tôm thông qua thu mua nguyên liệu trực tiếp.
Theo các DN xuất khẩu, việc liên kết sản xuất với nông dân sẽ giúp DN tiết kiệm khoảng 20% chi phí không đáng có và xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Các DN tập trung phát triển hệ thống thương mại điện tử gắn với kết nối hệ thống bán hàng qua mạng, vì người dân các nước nhập khẩu không tổ chức hợp chợ mà mua hàng online.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản và người lao động chịu tác động rất lớn từ khi có dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: Nhật Hồ
Ngoài ra, với nhu cầu chế biến các món ăn nhanh, việc tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng theo kiểu “thức ăn nhanh” cũng là chiến lược mà các DN xuất khẩu cần nhắm đến. Mặt khác, ngoài thị trường xuất khẩu, chế biến thủy sản cần quan tâm đến sức mua của thị trường nội địa vốn bị các doanh nghiệp xuất khẩu “bỏ ngỏ” lâu nay.
Một điều đáng ghi nhận, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các DN của tỉnh đã không đẩy khó khăn này cho người lao động (NLĐ). Đó là việc không cắt giảm công nhân, một số DN còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NLĐ và nông dân.
Từ khi phát sinh dịch bệnh đến nay, tuy hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai) vẫn cam kết thu mua tôm của người nông dân theo giá thị trường và cao hơn các DN khác khoảng 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Diệu - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long - cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn chung, DN cần chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm. Có vậy mới giúp nông dân gắn bó với mình và tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, đồng thời vẫn duy trì lượng lao động hiện có”.
Tập đoàn Việt - Úc đang có chính sách giảm giá tôm giống tối đa cho hộ nuôi tôm, giúp họ giảm bớt các khoản chi phí phát sinh để an tâm đầu tư và duy trì sản xuất…
Hỗ trợ cho người lao động
Cùng với các DN, hiện các ngành và địa phương cũng tập trung thực hiện tốt những giải pháp để hỗ trợ NLĐ, nhất là các lao động bị cắt giảm phải trở về từ các khu công nghiệp (KCN) ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…
Bà Võ Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân - cho biết: “Qua khảo sát trên địa bàn huyện, có khoảng 400 lao động nữ trở về từ các KCN do ảnh hưởng dịch COVID-19. Vì vậy, để giải quyết việc làm và thu nhập cho chị em, hội đã liên kết với các hợp tác xã đan lát nhận dạy nghề và giải quyết việc làm. Bước đầu đã tạo được thu nhập và hội sẽ nhân rộng mô hình này”.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chủ động tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6.2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của DN và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6.2020, dịch COVID-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu DN có đề nghị thì BHXH tỉnh kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12.2020.
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/chia-se-kho-khan-voi-nguoi-lao-dong-bi-cat-giam-796892.ldo
NHẬT HỒ (BÁO LAO ĐỘNG)