Hỗ trợ sửa chữa, xây mới 5 Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở
6 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động thị xã Vĩnh Châu đã thực hiện tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động.
Theo đó, đã trao trên 216 phần quà trị giá 89 triệu đồng và 1.740kg gạo nhân dịp Tết Sum vầy; trao tặng 80 phần quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi 9 đoàn viên bị bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân 2024. Hỗ trợ xây dựng mới 5 nhà Mái ấm Công đoàn (có 3 nhà do Liên đoàn Lao động tỉnh Long An hỗ trợ), sửa chữa 1 căn nhà và xây dựng mới 02 nhà Đại Đoàn kết cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn bức xúc về nhà ở, tổng kinh phí hỗ trợ 370 triệu đồng.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng trao tặng Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho 1 tập thể và 1 cá nhân
Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Phải - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng - đã trao tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho 1 tập thể và 1 cá nhân; trao Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh cho 2 tập thể và 3 cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2023.
PHƯƠNG ANH
LĐLĐ tỉnh Điện Biên, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng chia sẻ kinh nghiệm chăm lo cho đoàn viên
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Điện Biên phát biểu chia sẻ kinh nghiệm.
Tại hội nghị, LĐLĐ 2 tỉnh cùng trao đổi kinh nghiệm về tình hình hoạt động công đoàn thời gian qua, tập trung chủ yếu vào các nội dung: Công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động; việc triển khai các mô hình công đoàn cơ sở vững mạnh và đổi mới phương thức hoạt động công đoàn trong thời kỳ chuyển đổi số.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng chia sẻ kinh nghiệm.
Hai đơn vị cũng chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong công tác phối hợp chính quyền, biện pháp, giải pháp, mô hình hiệu quả chăm lo cho đoàn viên, người lao động ở doanh nghiệp như: Mô hình “Tết sum vầy”, “Tháng Công nhân”; các hoạt động xã hội từ thiện, hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn mô hình “Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp”… Đây là những nội dung thiết thực giúp mỗi bên có thêm ý tưởng mới, cách làm sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng trao tiền hỗ trợ cho LĐLĐ tỉnh Điện Biên.
Nhân dịp này, LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ cho LĐLĐ tỉnh Điện Biên số tiền 25 triệu đồng để trao tặng cho đoàn viên, người lao động, con của đoàn viên, người lao động thuộc diện gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn, là người dân tộc thiểu số vùng biên giới của tỉnh Điện Biên.
Đức Linh
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Nghiệp đoàn xe ôm tham gia phòng, chống tội phạm | 19/09/2024 |
Công đoàn Sóc Trăng phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3 | 17/09/2024 |
Tiếp bước cho con đoàn viên, người lao động đến trường | 17/09/2024 |
Đoàn viên Công đoàn các Khu Công nghiệp được hỗ trợ nhà Đại đoàn kết | 17/09/2024 |
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn | 05/09/2024 |

Chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)
Dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động 2012 sẽ được trình Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào Kỳ họp tháng 10 tới. Bên cạnh những nội dung lớn như: điều chỉnh tuổi hưu, nới rộng khung giờ làm thêm, dự thảo còn điều chỉnh nhiều vấn đề có tính thiết yếu trong quan hệ lao động gồm: hợp đồng lao động (HĐLĐ), lương tối thiểu vùng...
Theo đó, dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động đề xuất: HĐLĐ phải được giao kết theo một trong 2 loại: HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 2 loại: không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn
Cụ thể, HĐLĐ không xác định thời hạn là loại HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. HĐLĐ xác định thời hạn là loại HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng nhưng không quá 36 tháng. Như vậy, loại hình HĐLĐ theo mùa vụ không còn được sử dụng trong dự thảo lần này.
Luơng tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường
Cơ quan soạn thảo để xuất thay đổi khái niệm về lương tối thiểu (LTT) vùng. Theo đó, LTT vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động (NLĐ) làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường.
Khái niệm về LTT trong Bộ luật Lao động hiện hành, ngoài thông tin trên còn được bổ sung thêm nội dung: "...phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ". Nội dung "đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ" được cơ quan soạn thảo chuyển thành 1 trong 5 tiêu chí để xác định, điều chỉnh LTT. Cụ thể, tiền LTT được xác định và điều chỉnh căn cứ vào 5 yếu tố sau đây: Mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ; tương quan giữa lương tối thiểu và mức lương phổ biến của NLĐ trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Tin -ảnh: T.Ngôn
Sưu tầm: Nguồn: https://nld.com.vn/cong-doan/chi-con-2-loai-hop-dong-lao-dong-trong-du-thao-bo-luat-lao-dong-sua-doi-20190905091834493.htm