12 giáo viên vui mừng sinh sống trong nhà tập thể mới
Chiều ngày 13.8, tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), Trường Trung học phổ thông An Thạnh 3 tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình sửa chữa nhà ở tập thể của Công đoàn cơ sở Trường Trung học phổ thông An Thạnh 3.
Đến dự có đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng; đồng chí Lê Trọng Nguyên - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cù Lao Dung.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng, Huyện ủy Cù Lao Dung dự nghiệm thu bàn giao nhà ở tập thể cho giáo viên.
Nhà ở tập thể của Trường THPT An Thạnh 3 được đưa vào sử dụng cuối năm 2009 với diện tích 300m², có 6 phòng với 12 giáo viên sinh sống. Qua thời gian sử dụng, nhà tập thể bị xuống cấp, phần máy tôn bị rỉ sét, dột và một số cây xà gỗ bị mục, không đảm bảo an toàn cho giáo viên vào mùa mưa.
LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ Mái ấm Công đoàn, đơn vị chủ quản hỗ trợ 5 triệu đồng, đoàn viên Công đoàn của nhà trường đóng góp 15 triệu đồng để sửa chữa nhà tập thể.
Đến nay công trình đã hoàn tất, đem lại niềm vui cho tập thể giáo viên, giúp thầy, cô giáo có nơi ở chu đáo để an tâm công tác, giảng dạy trước thềm năm học mới.
ANH KHOA
Hội thảo chuyên đề Giải pháp thực hiện hiệu quả nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”
Đến dự và chủ toạ Hội thảo cáo các đồng chí: Châu Tuấn Hồng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo; Nguyễn Văn Hoá, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục; Lâm Thị Thiên Lan, Trưởng Phòng TCCB Sở Giáo dục và Đào tạo. Tham dự Hội thảo có trên 170 cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn trong ngành, gồm: Lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở GDĐT; lãnh đạo Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT; Chủ tịch các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Giáo dục; tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ công đoàn các đơn vị trực thuộc.
Đồng chí Châu Tuấn Hồng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo có 29 báo cáo tham luận xoay quanh 02 chủ đề chính: Nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; nhóm nhà giáo cùng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần. Các báo cáo tham luận chia sẻ nhiều cách làm hay, có hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, như: Sự hợp tác, chia sẻ cùng thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp; sự phối hợp, động viên, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà giáo, trong các hoạt động giáo dục, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học,… hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống; sự hỗ trợ với nhau trong công tác bồi dưỡng thường xuyên, góp phần hình thành và phát triển đội ngũ nhà giáo có chuyên môn vững vàng, có đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp; việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường, xây dựng trường học hạnh phúc; xây dựng tổ chuyên môn, tổ công đoàn đoàn kết, tương thân tương ái, chia sẻ, giúp nhau trong cuộc sống; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá - thể thao…
Các ý kiến phát biểu tham luận, thảo luận tại Hội thảo cũng chia sẻ, làm rõ thêm nhiều vấn đề như: Xây dựng Cộng đồng phát triển chuyên môn ở trường phổ thông - Những kỳ vọng và thách thức từ góc nhìn văn hoá; tăng cường hoạt động giao lưu liên trường của tổ chuyên môn; vai trò kết nối giữa các nhà giáo trong việc thực hiện thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác công đoàn…
Hội thảo đã góp phần chia sẻ, thúc đẩy hoạt động nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”; giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Công đoàn ngành Giáo dục
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Công đoàn Viên chức Sóc Trăng hoàn thành và vượt 10/10 chỉ tiêu | 09/01/2025 |
Niềm vui có Mái ấm Công đoàn trước thềm năm mới | 08/01/2025 |
Duy trì 260 tổ, nhóm tiết kiệm cho đoàn viên tham gia | 06/01/2025 |
Công đoàn Sóc Trăng đạt 233% về thành lập nghiệp đoàn phi chính thức | 02/01/2025 |
Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn Thị xã Ngã Năm, năm 2024. | 02/01/2025 |

Mọi sáng kiến đều đáng quý
Chia sẻ như trên của Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tại buổi toạ đàm về triển khai các hoạt động của Tháng Công nhân năm 2021 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chiều 16.3. Buổi toạ đàm còn có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Ban Chính sách Kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng…
Ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - chia sẻ tại buổi toạ đàm. Ảnh: Bảo Hân
Chủ đề của Tháng Công nhân 2021 là “Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển”. Lý giải về chủ đề này, ông Trần Thanh Hải cho biết, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1.5.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Ngày này chẳng những là ngày Tết lao động, mà còn là ngày nhân dân đoàn kết. Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới”. Từ “đoàn kết” trong chủ đề của Tháng Công nhân mang tinh thần ấy.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải (thứ hai, từ phải sang) cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Ban Chính sách kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng trả lời những câu hỏi của công nhân lao động tại buổi toạ đàm trực tuyến về Tháng Công nhân 2021 diễn ra chiều 16.3. Ảnh: Bảo Hân
Ngoài ra, trong công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định, giai cấp công nhân là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Giá trị sáng tạo của giai cấp công nhân đã đóng góp hằng năm cho đất nước chiếm hơn 65% tổng sản phẩm quốc dân và hơn 70% ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, sức sáng tạo được nâng lên tầm mức mới, dựa trên sự cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra sự phát triển trên các lĩnh vực... Do đó, Tháng Công nhân năm 2021 góp phần tạo đà để phát triển năng lực “sáng tạo” trong giai cấp công nhân.
Bên cạnh đó, do tác động của dịch bệnh COVID - 19 nên nhiều doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, đoàn viên và người lao động bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, “vượt khó” trong chủ đề của Tháng Công nhân mang ý nghĩa người lao động và doanh nghiệp cùng nhau bước qua những khó khăn trước mắt và có tinh thần nỗ lực vươn lên, có khát vọng phát triển vì hạnh phúc của chính mình, gia đình mình, sự phục hồi, phát triển của doanh nghiệp và sự phồn vinh của đất nước.
Vẫn theo ông Trần Thanh Hải, từ chủ đề của Tháng Công nhân, các cấp Công đoàn tiếp tục tổ chức các hoạt động đang phát huy hiệu quả, được đông đảo đoàn viên Công đoàn, công nhân viên chức lao động đón nhận, được các cấp ủy đảng, chính quyền, người sử dụng lao động quan tâm, ủng hộ. Đồng thời, Tháng Công nhân tập trung thực hiện 4 hoạt động trọng tâm gồm: Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”; Chương trình “Lắng nghe - Thấu hiểu - Chia sẻ” với đoàn viên và người lao động; tổ chức các hoạt động “Cảm ơn người lao động”; tổ chức tuyên dương đoàn viên, công nhân viên chức lao động. Mỗi chương trình, hoạt động sẽ có những điểm nhấn mang lại cảm xúc ấm áp và hạnh phúc cho đoàn viên, người lao động.
Tại buổi toạ đàm, đại diện Ban Tuyên giáo, Ban Chính sách Kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng đã trả lời nhiều câu hỏi được đoàn viên, người lao động gửi đến, trong đó, nhiều câu hỏi về chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển”.
Theo ông Trần Thanh Hải, để Tháng Công nhân 2021 thành công, yếu tố quyết định chính là Công đoàn cơ sở. “Công đoàn cơ sở cần khẩn trương, chủ động phối hợp với chủ sử dụng lao động triển khai những bản thoả thuận, cam kết thực hiện những hoạt động trong Tháng Công nhân, trước hết là Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển”. Chính các cơ quan, doanh nghiệp là nơi đầu tiên triển khai các ý tưởng và có hình thức động viên phù hợp với sáng kiến của người lao động. Những động viên này là sự ghi nhận những nỗ lực của người lao động, để người lao động tiếp tục nghiên cứu, có thêm những sáng kiến, sáng tạo, tiếp tục gắn bó hơn với đơn vị, doanh nghiệp”- ông Trần Thanh Hải nói.
BẢO HÂN
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/moi-sang-kien-deu-dang-quy-889711.ldo