Điểm tựa cho người bán vé số dạo
Một buổi sinh hoạt định kỳ của Nghiệp đoàn bán vé số Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: Phương Anh
Bước chân vạn dặm
Với mỗi tờ vé số bán được, người bán chỉ lãi được khoảng 1.000 đồng. Tùy vào sức khỏe, lứa tuổi mỗi ngày có người nhận từ vài chục đến vài trăm tờ vé số để bán.
“Có khi bán được thì lời cũng khoảng 100.000 đồng, lắm lúc chỉ đủ mua 1kg gạo là nhiều. Chưa kể việc đại lý không cho trả lại vé số bán “ế”’ - ông Lin - một người bán vé số dạo ở huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) - cho biết.
Cũng theo ông Lin, nghề bán vé số đòi hỏi phải đi nhiều, gặp nhiều người để mời gọi nên hầu như mỗi ngày ông đều di chuyển hàng chục cây số để bán bất chấp nắng mưa. “Hôm nào gặp được đám tiệc đông người ta mua nhiều mình bán nhanh, còn không thì phải đi khắp hết các tuyến đường để mời gọi mọi người. Có khi mưa gió không ai mua thì coi như hôm đó ôm hết vé số này” - ông Lin nói.
Điểm tựa cho người bán vé số dạo
Tháng 5 vừa qua, LĐLĐ huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) thành lập Nghiệp đoàn bán vé số Trần Đề với 30 thành viên tham gia - đây cũng là Nghiệp đoàn bán vé số đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng.
Ông Hoa Trần Thế - Chủ tịch LĐLĐ huyện Trần Đề - cho biết, việc thành lập Nghiệp đoàn nhằm tập hợp người bán vé số trên địa bàn vào một tổ chức để các thành viên có nơi sinh hoạt, nâng cao kiến thức. LĐLĐ huyện cũng sẽ là cầu nối trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người bán vé số để có những đề xuất với công ty, kịp thời đáp ứng cho NLĐ.
Theo ông Huỳnh Lin - đoàn viên Nghiệp đoàn bán vé số Trần Đề: “Trước đây thì mạnh ai nấy bán, nếu khó khăn cũng không biết dựa vào đâu. Còn bây giờ vào Nghiệp đoàn mọi người hỗ trợ, không giành mối, sống chan hòa với nhau. Ban chấp hành Nghiệp đoàn còn quan tâm mọi người, ai đau ốm, bệnh tật được hỗ trợ tiền, lễ, Tết còn được tặng quà nữa”.
Tương tự tại TX Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), Nghiệp đoàn bán vé số phường 1 cũng được thành lập trên tinh thần tập hợp người bán vé số vào tổ chức Công đoàn. Qua đó để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ vốn, kiến thức giúp NLĐ ổn định cuộc sống; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho NLĐ.
Ông Lâm Văn Tùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thị xã Ngã Năm - thông tin, các đoàn viên trong Nghiệp đoàn đều là lao động tự do, hoàn cảnh khó khăn, kiếm sống nhờ vào tiền bán vé số dạo.
“Việc thành lập Nghiệp đoàn rất quan trọng trong công tác phát triển đoàn viên nhất là khu vực phi chính thức; giúp NLĐ được đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần khi tham gia vào tổ chức Công đoàn” - ông Tùng nói.
Đến nay tỉnh Sóc Trăng đã thành lập được 3 Nghiệp đoàn bán vé số với 67 thành viên. Các Nghiệp đoàn đều có Ban Chấp hành, sinh hoạt định kỳ và thường xuyên liên lạc thông qua các cuộc hội họp.
PHƯƠNG ANH
Các tin liên quan | Ngày đăng |
---|---|
Tập huấn công tác tài chính Công đoàn | 12/11/2024 |
83 cán bộ Công đoàn được tập huấn công tác nữ công | 01/11/2024 |
Công đoàn Sóc Trăng tập huấn công tác thi đua, khen thưởng | 01/11/2024 |
256 cán bộ tại huyện Kế Sách được bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn | 29/10/2024 |
Gần 70 đoàn viên nghiệp đoàn xe Honda chở khách được trang bị kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm. | 21/10/2024 |

Vì sao là 75 nghìn sáng kiến mà không phải là con số khác?
Tại buổi toạ đàm trực tuyến về những nội dung triển khai trong Tháng Công nhân 2021 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chiều 16.3, bà Vũ Thị Giáng Hương - Quyền Trưởng ban tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đã giải thích về con số này.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải (ngoài cùng, bên phải) cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Ban Chính sách kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng trả lời những câu hỏi của công nhân lao động tại buổi toạ đàm trực tuyến về Tháng Công nhân 2021 diễn ra chiều 16.3. Ảnh: Bảo Hân
Theo bà Hương, quyết định lấy con số 75 nghìn sáng kiến của công nhân viên chức lao động với mong muốn công nhân Việt Nam ghi nhớ, trân trọng, làm sâu sắc hơn tinh thần Ngày Quốc tế Lao động ở Việt Nam - được tổ chức mít tinh trọng thể tại Thủ đô Hà Nội cách đây 75 năm, đồng thời chào mừng 75 năm Ngày Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thiết thực hưởng ứng chủ đề năm 2021 do Thủ tướng phát động “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”.
Thông qua chương trình góp phần tạo động lực để công nhân viên chức lao động phát huy tính sáng tạo, xây dựng thói quen phát hiện vấn đề và ý thức cải thiện, nâng cao năng lực làm việc góp phần cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt khó, phát triển và đạt mục tiêu cùng có lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động.
Ông Nguyễn Văn Toản - Phó Trưởng ban Phụ trách Ban Chính sách kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết thêm, Chương trình "75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” được triển khai trong dịp Tháng Công nhân năm nay có nhiều điểm mới, lần đầu tiên được thực hiện, vừa đảm bảo tính động viên, khích lệ; vừa khách quan và công khai; vừa giảm tối đa thủ tục hành chính. Điều đó lại được thực hiện ở cấp cơ sở, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho Công đoàn cơ sở.
Trả lời các câu hỏi của công nhân lao động gửi đến chương trình, ông Nguyễn Mạnh Kiên - Phó Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho hay, trong chương trình này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không giới hạn số lượng sáng kiến của đoàn viên gửi lên cổng trực tuyến, mà huy động tối đa sáng kiến của công nhân lao động.
Theo ông Kiên, đến 16h34 ngày 16.3, đã có 1487 sáng kiến tham gia chương trình được cập nhật trên Cổng trực tuyến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Bảo Hân - Hà Anh
Nguồn: https://laodong.vn/cong-doan/vi-sao-la-75-nghin-sang-kien-ma-khong-phai-la-con-so-khac-889734.ldo